Áo nối của người Cao Lan sẽ đi về đâu
- Cập nhật: Thứ ba, 6/10/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Cứ ngỡ đến xã Tân Hương, huyện Yên Bình là nơi người dân tộc Cao Lan sinh sống tập trung như vậy thì sẽ gặp được tương đối nhiều phụ nữ người Cao Lan trong trang phục truyền thống lắm. Nhưng chúng tôi đi hỏi khắp thôn Khuân Giỏ 2 về chiếc áo nối của người Cao Lan thì chẳng mấy gia đình còn có nữa. Rồi cũng may mắn chúng tôi gặp được cụ La Thị Sắc năm nay đã 80 tuổi. Cụ vẫn còn giữ chiếc áo nối truyền thống của phụ nữa dân tộc Cao Lan, nhưng cũng chẳng mấy khi mặc, trang phục thường nhật của cụ là như thế này. Cụ nói vui: “Chỉ mặc khi trả lời phỏng vấn thôi”.
Chiếc áo này được cụ Sắc đặt may cách đây hơn 30 năm của một người thợ ở vùng Thác Bà mà mọi người vẫn gọi là ông Ký Bưởi. Chiếc áo thân dài, được nối bởi 2 màu bên trên màu nâu, bên dưới màu chàm, nếu như là những trang phục đi chơi làng, chơi hội thì được nối thân trên màu đỏ, bên dưới màu chàm. Chính vì thế mà trang phục truyền thống của người Cao Lan có tên gọi áo nối.
Chiếc áo thoạt nhìn đơn giản nhưng lại được cắt nối khá cầu kỳ. Cổ áo gần giống với chiếc áo tân thời nhưng không khít mà cách nhau chừng 5 phân. áo mở nẹp chéo trước ngực và kéo sang cài khuy bên sườn phải, 2 bên nách xẻ tà. Vạt áo dài đến ngang bắp chân của người mặc. Điều đặc biệt trong chiếc áo nối của người Cao Lan luôn có 1 vạt nhỏ may bên trong như thế này. Do áo không mặc ôm khít người như áo tân thời nên vạt nhỏ này sẽ làm cho chiếc áo khi mặc lên sẽ cân đối không bị vặn, đồng thời vạt nhỏ này cũng tạo được độ xúng xính trong bước di chuyển của người mặc.
Phần lưng áo được cắt khá cầu kì, lưng áo chia làm 2 phần dọc từ gáy xuống đến gấu áo. Cầu vai được cắt dời khác màu và được nối với nhau bằng đường khâu chỉ màu xanh đỏ. Đường khâu này được nối bằng với đường cắt ở thân trước, làm cho chiếc áo chia thành 2 phần rõ rệt. Cũng chính sự chia cắt này tạo dáng cho người mặc uyển chuyển, dịu dàng.
Mặc kèm với chiếc áo là chiếc váy được may khá đơn giản, hơi xoè phía dưới giúp người mặc đi lại được dễ dàng hơn. Màu của váy cùng với màu chàm của thân áo. Váy cũng được mặc ngang bắp chân.
Thắt eo của trang phục là dây lưng gọi là “Sali bịn”. Dây lưng được thắt ôm khít lấy eo rồi buông dài xuống phía trước. Cụ Sắc nhớ lại ngày trước trên dây lưng cụ thường đeo 1 con dao nhỏ khi đi làm hoặc đi chơi, vừa là để trang trí, vừa thể hiện người con gái đảm đang. Ngoài ra còn có 1 túi thổ cẩm nhỏ đừng đồ ăn trầu – giúp hàm răng chắc khoẻ và đôi môi luôn đỏ thắm.
Dòng hồi tưởng của cụ Sắc dường như bị cắt ngang khi nhớ tới lời của những người cháu khi cụ mặc bộ trang phục truyền thống đi dự lễ hội.
Đó là suy nghĩ của nhiều thanh niên người Cao Lan bây giờ. Với các bạn ấy, quần jean, áo phông giờ mới thoải mái, và đúng mốt.
Bộ áo nối đang mặc, được cụ Sắc đặt may của một thợ may vùng Thác Bà mà mọi người vẫn hay gọi là ông Ký Bưởi. Nhưng ông Ký Bưởi lại mất khá lâu rồi. Giờ cụ cũng không biết còn ai có thể may được áo nối nữa.
Còn bộ áo mà chị Hoa con dâu của cụ Sắc đang mặc chính là bộ váy áo dành riêng cho cô dâu. Đó là bộ váy áo không cắt nối thân. Trước đây mỗi cô gái Cao Lan thường có hai bộ đồ cưới, một bộ có thể mặc rách, bộ để khi chết mặc khi khâm liệm. Đây là một ý niệm đẹp và độc đáp của người Cao Lan. Họ quan niệm quãng đời đẹp nhất của người phụ nữa là lúc đi lấy chồng. Và họ sẽ đẹp như thế cho đến lúc chết.
Những người của lớp trước như cụ Sắc hay chị Hoa dường như vẫn còn hoài niệm, vẫn còn day dứt lắm khi lớp trẻ dần quên mất trang phục của dân tộc mình.
Không biết còn có ai có thể may được áo nối nữa và thế hệ trẻ giờ không thích mặc trang phục truyền thống nữa. Áo nối của người Cao Lan rồi sẽ đi về đâu. Cuộc sống hiện đại đã phần nào làm phai dần những nét văn hoá riêng của các dân tộc. Nhưng thiết nghĩ nên giữ lại phần nét văn hoá đó trong các lễ hội.
Thanh Ba
Các tin khác
Pho tượng mang tên Phật mẫu Chuẩn đề, cao 49 mét đã được khởi công xây dựng sáng 5-10 tại núi Bà Rá, thị trấn Phước Long tỉnh Bình Phuớc.
"Festival Ký ức cầu Long Biên" - Một chương trình nằm trong chuỗi các sự kiện hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV1 vào 17h ngày 10/10. Mời quý vị và các bạn đón xem.
Tối 4-10, huyện Na Hang (Tuyên Quang) tổ chức lễ khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch “Hồ trên núi”; đồng thời, công bố cúp và giấy chứng nhận kỷ lục Guinness Việt Nam cho hũ rượu ngô men lá thể tích 2.500 lít, do nghệ nhân Vũ Đình Cứ và các cộng sự làm trong 2 tháng.
Tối nay 2.10 (14.8 âm lịch), lễ hội đèn lồng lớn nhất Việt Nam sẽ chính thức khai cuộc tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) với sự tham gia của hơn 4.000 học sinh, giáo viên ở hơn 30 trường học trong TP, 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc cùng hàng nghìn du khách.