LHP Việt Nam lần thứ 16: Lần đầu tiên, báo chí được chọn phim hay nhất

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/11/2009 | 12:00:00 AM

Lần đầu tiên tại một kỳ Liên hoan phim (LHP) Việt Nam, có thêm giải phim truyện nhựa hay nhất do một BGK báo chí chấm điểm. Hệ thống giải mới này sẽ được áp dụng tại LHP lần thứ 16, diễn ra tại TP.HCM tới đây.

LHP Việt Nam lần này sẽ khai mạc tại khai mạc tối 8/12 tại Trung tâm Hội nghị White Palace và bế mạc và trao giải vào tối 12/12 tại Nhà hát Hòa Bình.

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 Diễn viên Hồng Ánh có 2 tác phẩm cùng tranh giải Bông Sen Vàng là "Trái tim bé bỏng" và "Trăng nơi đáy giếng"


Năm nay, ngoài hệ thống giải thưởng thường lệ (Bông Sen Vàng, Bông Sen Bạc, giải thưởng của BGK) và các giải cá nhân, BTC bổ sung thêm 2 giải Báo chí và Khán giả bình chọn, dành riêng cho thể loại phim truyện nhựa. Trước đây, giải thưởng của BGK báo chí mới chỉ xuất hiện tại giải Cánh diều Vàng (giải thưởng thường niên của Hội Điện ảnh) năm 2005 còn giải Khán giả bình chọn mới có từ giải Bông Sen Vàng lần thứ 15.

 

Giải thưởng của BGK Báo chí sẽ do một số nhà báo chuyên theo dõi mảng điện ảnh xem và chấm điểm. Giải thưởng Phim do Khán giả bình chọn sẽ được tổng hợp dựa trên phiếu bình chọn của các khán giả xem phim truyện nhựa (được phát phiếu bình chọn tại mỗi buổi chiếu).

 

LHP Việt Nam lần này quy tụ gần 100 tác phẩm phim ở mọi thể loại, trong đó có 11 phim truyện video, 20 phim hoạt hình, 10 phim tài liệu – khoa học nhựa, 11 phim khoa học video, 34 phim tài liệu video. Phim truyện nhựa, thể loại được chú ý nhất có 15 tác phẩm dự thi.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 "Chơi vơi" và "Đừng đốt" cũng là những ứng cử viên sáng giá tại LHP lần này


Tất cả các phim tham dự liên hoan phim đều được trình chiếu miễn phí tại 4 rạp chiếu ở TP.HCM. Khán giả muốn xem phim truyện nhựa có thể tới rạp Thăng Long, các rạp Đại Đồng (phim tài liệu – khoa học nhựa), rạp Đống Đa (phim tài liệu video), rạp Fafim (phim truyện video, phim hoạt hình và phim khoa học video). Sau các buổi chiếu, khán giả sẽ có dịp giao lưu với các nhà làm phim và diễn viên. Ngoài các phim Việt Nam, khán giả còn được xem một số tác phẩm điện ảnh nước ngoài, như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…

 

Trong khuôn khổ LHP còn có nhiều hoạt động chuyên môn dành cho giới làm nghề và nhiều chương trình giải trí dành cho khán giả. Sẽ có 3 cuộc hội thảo, toạ đàm về các chủ đề: “Phim ngắn Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”; “Xây dựng dự án và huy động vốn sản xuất phim” và “Hội thảo về phát hành phim và chiếu bóng”.

 

Trước thềm liên hoan sẽ diễn ra đêm giao lưu ca nhạc mang tên “Ấn tượng Nhạc và Phim” tại Nhà hát Hoà Bình vào tối 7/12 với nhiều cá khúc trong phim được khán giả yêu thích. Ngày 8/12, sẽ có buổi khai mạc Hội chợ phim “Công chúng với điện ảnh” trong đó khán giả được giao lưu với các cặp đôi diễn viên trên phim và các đôi vợ chồng nghệ sĩ.

 

 Danh sách các phim truyện nhựa tham dự LHP Việt Nam lần thứ 16

1. Chơi vơi (đạo diễn Bùi Thạc Chuyên)
2. Trăng nơi đáy giếng (đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn)
3. Đừng đốt (đạo diễn Đặng Nhật Minh)
4. Rừng đen (đạo diễn Vương Đức)
5. Trái tim bé bỏng (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân)
6. Huyền thoại bất tử (đạo diễn Lưu Huỳnh)
7. Chuyện tình xa xứ (đạo diễn Victor Vũ)
8. Được sống (đạo diễn Trần Trung Dũng)
9. Hoài vũ trắng (đạo diễn Đào Duy Phúc)
10. Mười (đạo diễn Kim Tae-Kyung)
11. Không cân sức (đạo diễn Trần Ngọc Phong)
12. Em muốn làm người nổi tiếng (đạo diễn Nguyễn Đức Việt)
13. Giải cứu thần chết (đạo diễn Nguyễn Quang Dũng)
14. Duyên trần thoát tục (đạo diễn Lê Cung Bắc)
15. 14 ngày phép (đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa)

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Giải Emmy quốc tế 2009 Lễ trao giải Emmy quốc tế lần thứ 37 vừa diễn ra vào tối 24-11 tại khách sạn Hilton New York (Mỹ) trở thành đêm mưa giải thưởng cho truyền hình Anh, với 5 giải thưởng trên 9 đề cử

Trang phục thiếu nữ Dao Văn Chấn. (Ảnh: Huy Văn)

YBĐT - Cách đây khoảng 300 năm, vào thời kỳ nhà Thanh (Trung Quốc), vì triều đình nhiễu loạn, dân chúng không chịu được nên đã có nhiều người dân bỏ chạy ra nước ngoài, trong đó có người Dao. Người Dao sang Việt Nam, đi tới tận Sài Lương, Nậm Búng (Văn Chấn) làm ăn sinh sống. Một bộ phận sau này vượt núi đến tận vùng cao lập nên làng bản.

Diễn viên Nantarat Sawaddikul với vai bác sĩ  Toey trong phim Syndromes and a century.

Bộ phim Syndromes and a century của đạo diễn người Thái Lan Apichatpong Weerasethakul đã được bầu là phim hay nhất thập kỷ do ban tổ chức LHP quốc tế Toronto tiến hành bình chọn vừa công bố ngày 23-11.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục