Chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội
- Cập nhật: Thứ năm, 10/2/2011 | 7:50:35 AM
Chiều 9-2, Thủ tướng Chính phủ có công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên cả nước, nhất là vào dịp lễ hội đầu năm.
Rước kiệu trong lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ.
|
Công điện nêu rõ, những biểu hiện tiêu cực trong tổ chức lễ hội hiện nay khá phổ biến như: tràn lan mở rộng quy mô lễ hội, trách nhiệm người quản lý và ý thức người tham gia lễ hội còn hạn chế, có chiều hướng thương mại hóa lễ hội... Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ hội phải chịu trách nhiệm về nội dung chương trình, công tác tổ chức, quy mô, cấp độ của lễ hội. Việc mời khách Trung ương cần phải có ý kiến thống nhất của Bộ VH-TT-DL.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ VH-TT-DL và UBND các cấp tăng cường thanh, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong lễ hội như mê tín dị đoan, đốt đồ mã, đặt hòm công đức, đặt lễ, đặt “tiền giọt dầu” tùy tiện, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, nâng ép giá dịch vụ... Đối với các lễ hội quy mô lớn như chùa Hương, Yên Tử, Phủ Dầy, Hội Lim, Đền Hùng, Đền Trần (Nam Định), Bà Chúa Xứ (An Giang)..., Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh phải chỉ đạo xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho nhân dân, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn cháy nổ, ùn tắc giao thông.
Sáng 9-2, rất đông người dân và du khách đổ về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam) tham dự lễ hội Tịch điền năm 2011. Trong nhiều tài liệu sử sách còn ghi, mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mở ra một trang sử mới cho nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Kể từ đó, lễ Tịch điền trở thành một hỷ tục các triều đại Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn đều thực hiện một cách thành kính, trang trọng. Từ đó đến nay, lễ Tịch điền đều trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc.
Lễ hội sẽ góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của địa phương theo tinh thần của Trung ương về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Lễ hội Tịch điền cũng nhằm nhắc lại truyền thống tốt đẹp của cha ông, đó là từ vua đến dân đều yêu lao động, cần cù lao động trên mảnh đất thân yêu của mình.
(Theo SGGP)
Các tin khác
YBĐT – Sáng ngày 9/2 (tức ngày mùng 7 âm lịch), tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ), Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ xuân Tân Mão 2011 đã chính thức khai mạc. >>>Mùa xuân và lễ hội Đền mẫu Âu Cơ
Sau 4 liveshow, từ ngày 8/2, hệ thống bình chọn cho các giải thưởng năm của chương trình Bài hát Việt 2010 đã chính thức bắt đầu.
Năm 2010, cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã được ghi tên vào danh sách 77 công viên địa chất toàn cầu. Như vậy, cùng với Hạ Long, đã lại có thêm 1 danh thắng trở thành biểu tượng, đưa hình ảnh Việt Nam đến với thế giới.
Sáng nay (8/2, tức mùng 6 Âm lịch), Lễ hội Chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Việt Nam ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình, đã chính thức khai hội.