Thái Lan: Cảnh sát trấn áp người biểu tình
- Cập nhật: Thứ năm, 26/12/2013 | 2:05:49 PM
Lực lượng an ninh Thái Lan hôm 26-12 đã phải bắn hơi cay, đạn cao su vào người biểu tình khi họ cố xông vào sân vận động Thái-Nhật ở thủ đô nhằm phá vỡ kế hoạch bầu cử vào tháng 2-2014.
Cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su để giải tán người biểu tình ngày 26-12.
|
Vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình nổ ra một ngày sau khi chính phủ kéo dài luật an ninh đặc biệt. Một nhóm người biểu tình đã xông vào sân vân động ở thủ đô Bangkok khi các đại diện của các đảng phái chính trị tập trung trong một sân vận động ở Bangkok đăng ký ứng cử.
Những người biểu tình thuộc Mạng lưới sinh viên và nhân dân vì sự cải cách của Thái Lan bắt đầu hành quân đến sân vận động lúc 6 giờ (giờ địa phương) ngày 26-12. Họ tìm đủ cách để mở đường vào sân vận động. Do đó, cảnh sát buộc phải bắn hơi cay và đạn cao su vào những người biểu tình. Vì không có đồ phòng bị nên nhiều người biểu tình bị thương nhưng không có ai trong tình trạng trầm trọng. Truyền thông Thái Lan cho biết hướng gió thổi hơi cay về phía một ngôi trường gần đó. Trường đã yêu cầu phụ huynh đưa con về nhà.
Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải đối mặt với các cuộc biểu tình rầm rộ tìm cách kiềm chế cái mà họ cho là sự thống trị chính trị của gia đình bà. Trước tình thế bất ổn, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra khuyên các thành viên trong gia đình tránh “nổi bật” về mặt chính trị. Lời khuyên này được ông Thaksin nhắn nhủ qua điện thoại vài ngày trước.
Vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình nổ ra một ngày sau khi chính phủ kéo dài luật an ninh đặc biệt.
(Theo NLĐO)
Các tin khác
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un vừa lên tiếng kêu gọi quân đội nước này hãy tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, nói rằng một cuộc chiến tranh có thể nổ ra bất kỳ lúc nào “mà không có sự báo trước”, báo chí Triều Tiên hôm nay (25/12) đưa tin.
Ngày 25/12, Thủ tướng tạm quyền Thái Lan Yingluck Shinawatra đã đề xuất thành lập Hội đồng cải cách quốc gia để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị đang gây chia rẽ đất nước và làm tê liệt chính quyền.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-Moon vừa đề nghị Hội đồng Bảo an (HĐBA) cử thêm 5.500 binh sĩ gìn giữ hòa bình và 423 cảnh sát đến bảo vệ thường dân tại chiến trường Nam Sudan.