Geneva 2 mang nhiều kỳ vọng nhưng khó thành công

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/1/2014 | 1:58:09 PM

Lần đầu tiên, các cường quốc hàng đầu thế giới cùng với Chính phủ Syria và lực lượng nổi dậy đang chiến đấu chống lại ông Assad ngồi vào bàn đàm phán để cố gắng xóa bỏ những khác biệt, kỳ vọng chấm dứt cuộc nội chiến gần 3 năm qua ở quốc gia này.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon (phải), Đặc sứ Lakhdar Brahimi (giữa) và Trưởng ban Chính sách Đối ngoại EU Catherine Ashton có mặt ở Thụy Sĩ hôm 21/1/14.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon (phải), Đặc sứ Lakhdar Brahimi (giữa) và Trưởng ban Chính sách Đối ngoại EU Catherine Ashton có mặt ở Thụy Sĩ hôm 21/1/14.

Ở vào thời điểm hội nghị hòa bình Syria chỉ còn tính bằng giờ, nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi về khả năng thành công của nó, đặc biệt là khi lực lượng đối lập chỉ chịu ngồi vào bàn đàm phán dưới sức ép của Mỹ và phương Tây.

Thêm vào đó, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy các bên liên quan có thể tìm được tiếng nói chung trong vòng đàm phán lần này. Ngay trước thềm Geneva 2, việc Iran bất ngờ bị rút lại lời mời tham dự hội nghị, 1 lần nữa cho thấy những bất đồng vẫn còn tồn tại giữa các bên liên quan.

Theo Reuters, ngay đêm trước của Geneva 2, hàng nghìn bức ảnh tố cáo việc Chính phủ Syria ngược đãi và tra tấn tù nhân đã được phe nổi dậy phát tán nhằm gây sức ép buộc ông Assad phải từ chức và đối mặt với 1 phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh. Động thái này được đánh giá là nhằm tạo lợi thế cho phe nổi dậy trên bàn đàm phán.

Bất chấp áp lực ngày càng gia tăng, ông Assad, người kế vị cha mình cách đây 14 năm vẫn khẳng định ông có thể tái đắc cử trong cuộc bầu cử sắp tới và mong muốn tiếp tục cuộc chiến chống lại “những kẻ khủng bố” – ám chỉ lực lượng đang chiến đấu chống lại ông.

Ngoại trưởng Syria Walid al-Moallem ngày 21/1 cho biết, các chủ đề liên quan đến địa vị và tương lai của Tổng thống nước này, Bashar al-Assad là “ranh giới đỏ” và không được bàn tới tại Hội nghị Geneva 2.

Hãng tin SANA của Syria dẫn lời ông al-Moallem: “Các chủ đề liên quan đến Tổng thống, chế độ là ‘ranh giới đỏ’ và sẽ không được bàn tới”.

Mặc dù Nga lâu nay vẫn luôn dành sự ủng hộ cho chính quyền của ông Assad nhưng Washington và Moscow hiện cùng chia sẻ lo ngại về tình trạng bạo lực leo thang ở Syria. Cho đến nay, cuộc nội chiến ở Syria đã làm hơn 130.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải đi sơ tán hoặc chạy sang các nước láng giềng. Nga và Mỹ đều tuyên bố Geneva 2 sẽ hướng tới 1 mục tiêu cấp bách chung là ngăn chặn đổ máu ở Syria.

Theo Reuters, Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Barack Obama hôm 21/1 đã có 1 cuộc điện đàm trong khi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã gặp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở Montreux, nơi mà các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức trong hôm nay.

Bình luận về những hoạt động ngoại giao trước thềm Geneva 2, điện Kremli nhận định rằng, đó là các cuộc nói chuyện rất “thực tế và xây dựng”.

Bất chấp áp lực ngày càng gia tăng, ông Assad khẳng định sẽ không từ chức (Ảnh: IB Times)

Một nguồn tin tại hội nghị trả lời Reuters cho hay: “Thật khó để có thể đặt nhiều hy vọng cho hội nghị này. Tuy nhiên, Moscow và Washington đều thực sự mong muốn chấm dứt tinh trạng xung đột hiện nay ở Syria”.

Đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab về vấn đề Syria Lakhdar Brahimi hy vọng, ngày hòa giải đầu tiên có thể sẽ tạo tiền đề quan trọng cho các cuộc thảo luận chi tiết vào ngày 24/1.

Ông Brahimi cũng tin rằng, các ngày đàm phán đầu tiên có thể mang lại ít nhất là 1 số biện pháp cứu trợ cho thường dân Syria, cải thiện các nguồn viện trợ và thiết lập cơ chế trao đổi tù binh.

Theo đánh giá của giới phân tích, phái đoàn đại diện cho Chính phủ của ông Assad có thể sẽ nêu bật các mối đe dọa với phương Tây và các quốc gia Arab khi ngày càng có những dấu hiệu rõ ràng hơn cho thấy, có nhiều phần tử của al-Qaeda đang chiến đấu trong hàng ngũ của phe nổi dậy.

Mặc dù vậy, phương Tây chắc chắn sẽ hoàn toàn ủng hộ yêu sách của phe nổi dậy, đòi ông Assad phải từ chức theo thỏa thuận chung đã đạt được tại Geneva 1 hồi năm 2012.

Nga từng xác nhận thông cáo của Geneva 1 nhưng không đồng ý với kế hoạch của các cường quốc phương Tây. Theo đó, bằng mọi cách, một chính phủ chuyển tiếp phải được thành lập và việc ông Assad phải từ nhiệm là 1 điều kiện tiên quyết để tiến hành các vòng đàm phán hòa bình.

Trong khi phương Tây gây sức ép để buộc phe nổi dậy mà cụ thể ở đây là Liên minh dân tộc Syria ngồi vào bàn đàm phán, có người cho rằng, trong bối cảnh ấy, Nga có thể cũng sẽ gây áp lực để ông Assad thực hiện 1 số nhượng bộ. Tuy nhiên, cố vấn lực lượng đối lập cảnh báo: “Ông Assad sẽ không tự tử vì Moscow yêu cầu ông ấy làm như vậy”.

Theo nhận định của các chuyên gia, sẽ không có bên nào ở Syria có thể hoàn toàn giành chiến thắng tại Hội nghị Geneva 2. Với những gì đã và đang diễn ra, một thỏa thuận vẹn cả đôi đường dường như là 1 viễn cảnh xa xôi.

Mặc dù vậy, hàng triệu người Syria hiện đang phải sống trong các trại tị nạn vẫn kỳ vọng Geneva 2 có thể mang lại 1 sự đổi thay. Anh Mohammed, một cư dân đến từ Homs hiện đang ở tại 1 trung tâm nhân đạo của Liên Hợp Quốc tại Lebanon, nói: “Hãy để họ tìm được 1 giải pháp cho vấn đề này, để chúng tôi được về nhà”.

(Theo VOV)

Các tin khác
Người biểu tình trên đường phố thủ đô Bangkok.

Phạm vi áp dụng Sắc lệnh này bao gồm Thủ đô Bangkok và môt số tỉnh ngoại vi như Samutprakan, Nonthaburi và Pathumthani.

Chính quyền Thái Lan đang nghiêm túc xem xét việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp, sau khi nhiều vụ bạo lực liên tiếp xảy ra ở thủ đô Bangkok - nơi người biểu tình đang nỗ lực suốt hơn 2 tháng nhằm lật đổ chính phủ.

Ảnh minh họa.

Người rước đuốc Olympic Sochi 2014 chết đột ngộtTổng thống Đức tẩy chay thế vận hội Olympics ở NgaTrong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 20 ngày nữa là diễn ra Đại hội Thể thao Olymlic mùa Đông tại thành phố Sochi của Nga (Sochi - 2014) và các cảnh báo về tấn công khủng bố đối với sự kiện này tiếp tục được tán phát, ngày 20/1, Mỹ đã chính thức đưa ra đề nghị hỗ trợ đầy đủ cho Nga trong các hoạt động chuẩn bị nhằm đảm bảo an ninh cho sự kiện này.

Ngày 20-1, Hội nghị thường niên Điện hạt nhân châu Á năm 2014, do Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Hạt nhân thế giới (WNA) và các tổ chức liên quan đồng tổ chức đã khai mạc tại Hà Nội. Đây là hội nghị lần thứ 5 được tổ chức và là hội nghị lần thứ 2 tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị diễn ra đến ngày 22-1.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục