IS bắt cóc 9 công nhân dầu mỏ ở Lybia
- Cập nhật: Thứ ba, 10/3/2015 | 8:29:43 AM
9 công nhân dầu mỏ người nước ngoài đã bị bắt cóc bởi Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) trong một cuộc tấn công vào mỏ dầu của Áo ở Lybia, Bộ Ngoại giao Áo đã cho biết vào ngày 9/3.
![]() |
Mỏ dầu Ghani nơi có 9 công nhận hiện đang bị IS bắt cóc.
|
Các công nhân đang làm việc tại mỏ dầu Ghani, bao gồm công dân Áo, Cộng hòa Séc, Bangladesh, Philippine và ít nhất một người châu Phi đã bị bắt sống, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Áo cho biết.
Cuộc tấn công vào mỏ dầu Ghani - khoảng 700km (440 dặm) về phía đông nam Tripoli, đã xảy ra vào hôm thứ Sáu, một phát ngôn viên quân đội Lybia đã nói với BBC. Ông còn cho biết 8 lính canh đã bị chặt đầu trong cuộc tấn công này. Một công nhân khác đã chết ngay sau đó vì cơn đau tim sau khi chứng kiến cảnh chém đầu, ông nói thêm.
Nhóm 9 công nhân này làm tại mỏ dầu do Công ty Value Added Oilfield Services (VAOS). Đại diện công ty này cho biết họ không biết nhóm phiến quân nào tiến hành vụ bắt cóc này và khẳng định sẽ không công khai danh tính công nhân của mình.
“Chúng tôi biết được rằng họ không bị thương hay bị sát hại khi đưa đi từ mỏ dầu Ghani” - người phát ngôn VAOS cho biết trong một tuyên bố. Hiện giờ họ chưa biết 9 công nhân này đang bị bắt đưa đến nơi nào.
Bộ ngoại giao Philippines đã xác nhận có 4 người lao động bị bắt cóc là công dân của họ, nâng tổng số người Philippines mất tích ở Lybia lên đến 7 người. Bộ ngoại giao Bangladesh cùng ngày xác nhận một trong những công dân của họ nằm trong số những lao động nước ngoài bị IS bắt làm con tin.
Mục tiêu lâu dài của IS là “muốn tiếp nhận ngành công nghiệp dầu mỏ của Lybia”, người phát ngôn của quân đội Lybia Ahmed al-Mesmari đã nói và đề cập đến một loạt các cuộc tấn công trong những tuần gần đây.
Tuần trước, binh lính Hồi giáo đã mở một cuộc tấn công vào khu công nghiệp dầu mỏ ở Bahi và Mabruk. Các phần tử cực đoan Hồi giáo cũng đang nổi lên kể từ sau khi ông Muammar Gaddafi bị bắn chết 4 năm trước.
(Theo HNMO)
Các tin khác

Phong trào Hamas ngày 9/3 đã bác bỏ tin tức cho rằng phong trào này đã đề xuất với Israel về một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài nhằm đổi lấy việc chấm dứt phong tỏa Dải Gaza do Hamas kiểm soát từ năm 2007.

Theo Sputnik, ngày 9-3, tướng Philip Breedlove, Tư lệnh tối cao NATO tại châu Âu, tuyên bố chưa thể xác nhận việc quân đội Kiev và lực lượng chống đối ở miền Đông Ukraine rút vũ khí hạng nặng khỏi vùng giới tuyến giữa hai bên.
Ngày 9/3, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền và đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập đã công bố những nội dung chi tiết của dự luật bầu cử và dự luật về thành lập Ủy ban Bầu cử quốc gia (NEC), trước khi hai văn kiện này được trình Quốc hội thông qua.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker ngày 8/3 kêu gọi thành lập lực lượng quân đội Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh quan ngại an ninh gia tăng liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.