Yemen: 200 người thiệt mạng vì xung đột trong 4 tháng
- Cập nhật: Thứ bảy, 13/8/2016 | 8:10:19 AM
Liên Hợp Quốc hôm 12/8 cho biết, hơn 200 người đã thiệt mạng vì xung đột ở Yemen trong vòng 4 tháng thực hiện thỏa thuận ngừng bắn mong manh vừa qua.
![]() |
Chiến sự ở Yemen.
|
Người phát ngôn Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền Ravina Shamdasani nêu rõ, kể từ thỏa thuận ngừng bắn ngày 11/ 4 đến cuối tháng 7 vừa qua đã có 223 dân thường thiệt mạng và 466 người bị thương. Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho rằng, tình trạng này là do cả phiến quân Houthi đang chiếm đóng thủ đô Sanaa và liên quân do Arab Saudi dẫn đầu hậu thuẫn chính phủ gây ra.
Người phát ngôn Liên Hợp Quốc, bà Shamdasani nêu rõ: “Người phải chịu trách nhiệm cho những thương vong này thực chất là tất cả các bên. Từ cuối tháng 7 đổ về trước, thương vong phần lớn là do lực lượng Hu-thi gây ra trong khi những tuần qua, thương vong là do các cuộc không kích của liên quân.”
Trong khi đó, cuộc đàm phán hòa bình cho Yemen do Liên Hợp Quốc bảo trợ đã kết thúc hôm 6 tháng 8 vừa qua mà không đạt được thỏa thuận nào nhằm chấm dứt cuộc nội chiến đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 10 nghìn dân thường và gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia nghèo nhất trong thế giới A-rập.
Cuộc xung đột đã làm khoảng một nửa trong số 27 triệu dân Yemen không được tiếp cận với các dịch vụ y tế, thuốc men. Theo Liên Hợp Quốc, có đến 80% người dân Yemen cần viện trợ nhân đạo.
(Theo VOV)
Các tin khác

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã ra lệnh siết chặt an ninh ở các thành phố và khu vực đông người trên khắp nước này, đặc biệt là ở những địa điểm du lịch. Người phát ngôn chính phủ Thái Lan, Thiếu tướng Sansern Kaewkamnerd ngày 12/8 cho biết thông tin trên.

10 tù nhân Philippines đã thiệt mạng trong một vụ tình nghi vượt ngục và nỗ lực bắt cóc cai ngục làm con tin ở vùng ngoại ô Manila.

Ngày 12/8, Công ty Điện lực Shikoku thông báo đã khởi động lại lò phản ứng hạt nhân số 3 tại Nhà máy điện Ikata ở tỉnh Ehime, miền Tây Nhật Bản. Đây là lò phản ứng hạt nhân thứ 5 hoạt động trở lại kể từ khi Nhật Ban thắt chặt các quy định về an toàn sau sự cố tại tổ hợp nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 năm 2011.