Hội đồng Bảo an trừng phạt các đối tượng cản trở tiến trình hòa bình tại Mali
- Cập nhật: Thứ tư, 6/9/2017 | 2:47:55 PM
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ban hành lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với những cá nhân và thực thể cản trở tiến trình hòa bình tại Mali và thành lập một ủy ban thực thi lệnh trừng phạt này.
![]() |
Binh sĩ gìn giữ hòa bình của LHQ làm nhiệm vụ tại Mali ngày 14/7/2016.
|
Nghị quyết 2374 được Hội đồng Bảo an thông qua ngày 5/9 yêu cầu tất cả các nước thành viên không cho phép các cá nhân có tên trong danh sách trừng phạt của ủy ban nhập cảnh hoặc quá cảnh trên lãnh thổ nước mình, trừ khi được ủy ban chấp thuận.
Nghị quyết cũng nêu rõ tất cả các nước thành viên Hội đồng Bảo an ngay lập tức đóng băng (trừ các trường hợp ngoại lệ) tất cả các quỹ và tài sản tài chính khác trên lãnh thổ của các nước này mà thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của các cá nhân và thực thể có tên trong danh sách của ủy ban trừng phạt, hoặc của các cá nhân và thực thể đại diện cho các đối tượng bị trừng phạt.
Nghị quyết này có hiệu lực trước hết trong vòng 1 năm kể từ ngày được thông qua.
Nghị quyết do Pháp bảo trợ cũng sẽ trừng phạt những đối tượng gây trở ngại việc cung cấp viện trợ nhân đạo và vi phạm nhân quyền hoặc luật nhân đạo. Nghị quyết cũng thành lập một ủy ban trừng phạt nhằm xác định những cá nhân và thực tế cần bị đưa vào danh sách trừng phạt.
Phát biểu tại Hội đồng Bảo an, Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Francois Delattre khẳng định nghị quyết này đã "gửi một thông điệp rất mạnh mẽ và có tính ngăn chặn" tới những đối tượng vẫn giao tranh và cản trở hòa bình nhằm buộc họ thay đổi hành vi.
Miền Bắc Mali rơi vào vòng kiểm soát của các nhóm thánh chiến liên quan tới mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda và lực lượng nổi dậy người Tuareg từ tháng 3/2012.
Đến tháng 1/2013, Pháp khởi xướng cuộc can thiệp quân sự quốc tế đánh đuổi các tay súng Hồi giáo ra khỏi miền Bắc Mali và Lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (MINUSMA) được triển khai vài tháng sau đó.
Mặc dù thỏa thuận hòa bình đã được ký kết vào tháng 6/2015 giữa Chính phủ Mali và liên minh nổi dậy do người Tuareg đứng đầu, nhưng một khu vực rộng lớn của quốc gia Tây Phi này vẫn nằm ngoài kiểm soát của chính phủ và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Các tin khác

Cơ quan Công tố bên cạnh Tòa sơ thẩm Phnompenh, Campuchia đã chính thức truy tố ông Kem Sokha, Chủ tịch đảng Cứu quốc đối lập.

Hãng thông tấn DPA của Đức ngày 5-9 dẫn một số nguồn tin cho biết đến nay đã phát hiện trứng "bẩn" nhiễm chất fipronil tại 40 quốc gia, trong đó có tới 24 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Sáng 4/9 (giờ New York), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên họp khẩn bàn về cách phản ứng trước vụ thử hạt nhân thứ 6 và cũng là mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên.