Jordan vừa đưa vào vận hành một nhà máy điện năng lượng mặt trời tại khu trại cho người tị nạn Syria ở làng Zaatari. Đây được xem là hệ thống điện năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới được lắp đặt ở một trại tị nạn.
|
|
Công trình gồm 4.000 tấm pin năng lượng mặt trời, giúp tạo ra tổng cộng 12,9 megawatt điện - Ảnh: UNHCR Dự án trị giá 15 triệu euro do Chính phủ Đức tài trợ.
Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), việc vận hành nhà máy điện mặt trời nói trên nhằm cung cấp năng lượng bền vững cải thiện đời sống cho khoảng 80.000 người tị nạn Syria và cộng đồng dân cư tại Jordan.
Khi chưa có dự án, UNHCR cung cấp điện cho trại Zaatari 8 giờ/ ngày và tốn gần nửa triệu euro tiền điện mỗi tháng, còn bây giờ, UNHCR có thể cung cấp điện cho người tị nạn lên tới 14 giờ mà chẳng tốn đồng nào, thậm chí còn giúp làm giảm 13 tấn khí thải carbon mỗi năm.
Cũng theo UNHCR, công trình gồm 4000 tấm pin năng lượng mặt trời này là một phần trong nỗ lực của Jordan nhằm tăng cường tận dụng triệt để năng lượng tái sinh. Số tiền tiết kiệm được có thể tái đầu tư để hỗ trợ người tị nạn.
Trước đó, hồi tháng 5 năm nay, Jordan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp điện cho lán trại của người tị nạn từ nguồn năng lượng tái sinh khi nước này đưa vào vận hành 2 trạm điện năng lượng mặt trời tại thị trấn Azraq, nơi đang là "ngôi nhà chung" của khoảng 35.000 người tị nạn trốn chạy khỏi cuộc nội chiến tại Syria.
(Theo chinhphu.vn)
Sunstar đưa tin ngày 16/11, Phủ Tổng thống Philippines khẳng định một Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) cần phải có tính ràng buộc pháp lý để có thể đảm bảo hòa bình và ổn định cho khu vực.
Nga phủ quyết nghị quyết về Syria vì cho rằng các cuộc điều tra về vũ khí hóa học ở nước này đang gửi đi những thông điệp tồi tệ.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đã tuyên bố quốc tang sau trận lụt tại 3 thị trấn ở gần thủ đô Athens.
Hạ viện Mỹ ngày 16-11 vừa thông qua dự luật chính sách thuế với các điều khoản cải tổ lớn nhất kể từ những năm 1980.