Liên hợp quốc cảnh báo khủng hoảng người di cư mới do xung đột ở châu Phi

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/3/2018 | 12:21:22 PM

Sự sụp đổ của cái gọi là "Vương quốc Hồi giáo" tại Syria và Iraq đã khiến các phần tử thánh chiến tăng cường hoạt động tuyển mộ tại khu vực Nam sa mạc Sahara châu Phi là nguyên nhân có thể gây ra cuộc khủng hoảng mới về người di cư sang châu Âu.

Người di cư từ châu Phi được lực lượng bảo vệ bờ biển Libya giải cứu ngoài khơi thị trấn Guarabouli tháng 7/2017.
Người di cư từ châu Phi được lực lượng bảo vệ bờ biển Libya giải cứu ngoài khơi thị trấn Guarabouli tháng 7/2017.

Lời cảnh báo trên do Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley đưa ra ngày 26/3.

Theo ông Beasley, nhiều phần tử thánh chiến thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã chạy khỏi Syria và tới sinh sống tại khu vực Sahel, một dải đất bán khô hạn chạy dài từ Tây sang Đông cắt ngang châu Phi và là nơi sinh sống của 500 triệu dân. Chúng đang phối hợp với các nhóm khủng bố khác tại nơi đây như al-Qaida, al-Shabab và Boko Haram nhằm gây ra "khó khăn đặc biệt" tại khu vực Sahel vốn đã mong manh, đầy bất ổn do chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu và sự quản lý yếu kém.

Ông Beasley cho biết các phần tử IS đang xâm nhập vào khu vực này và dùng lương thực làm "vũ khí" để tuyển mộ các tay súng nhằm gây bất ổn. Ông cảnh báo các nhà lãnh đạo châu Âu rằng khu vực này có thể đối mặt với làn sóng người di cư từ khu vực Sahel ở quy mô lớn hơn nhiều so với làn sóng người di cư do cuộc xung đột tại Syria gây ra nếu châu Âu không hỗ trợ lương thực, cũng như tạo sự ổn định cho khu vực này.

Khu vực Sahel trong đó có Burkina Faso, Cộng hòa Chad, Niger, Mali và Mauritania rất dễ tổn thương trước nạn hạn hán, lũ lụt và không ngừng đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực liên tục. Năm nước này cũng đang đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ các phần tử cực đoan, như các nhóm có liên kết với nhánh al-Qaida tại Bắc Phi.

Hồi tháng 2/2017, năm nước đã nhất trí thành lập lực lượng gồm 5.000 quân để tiêu diệt các tổ chức cực đoan, các nhóm tội phạm có tổ chức và hoạt động buôn người.

Theo các chuyên gia, các nhóm cực đoan như Jama Nusrat Ul-Islam, vốn tự coi là một nhánh của al-Qaida ở Mali và IS ở Sahara đã lên tiếng nhận thực hiện các vụ tấn công không chỉ ở Mali mà còn ở Niger, ở khu vực Tahoua và Tillaberi.

Hồi tuần trước, ông Beasley cho biết số người có nguy cơ chết đói trên thế giới đã tăng tới 124 triệu người trong năm ngoái. Gần 32 triệu trong số những người đói kém này sinh sống ở bốn nước bị tàn phá bởi xung đột là Somalia, Yemen, Nam Sudan và miền Đông Bắc Nigeria.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ngày 26/3, Triều Tiên cho rằng chính sách của nước này nhằm cải thiện mối quan hệ với Hàn Quốc đang nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng quốc tế đồng thời kêu gọi Washington dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng.

Hiện trường sạt lở đất sau trận động đất ở làng Ekari, Papua New Guinea, ngày 5/3.

Ngày 26-3, Cơ quan thăm dò địa chất Mỹ (USGS) thông báo một trận động đất mạnh 7 độ Richter đã xảy ra ở khu vực cách thị trấn Rabaul, trên đảo New Britain thuộc Papua New Guinea, 180 km về phía Tây. Tuy nhiên, chưa có báo cáo về thiệt hại cũng như không có cảnh báo sóng thần.

Toàn cảnh phiên họp lần thứ 37 Hội dồng nhân quyền LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 26/2.

Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã bế mạc Khoá họp thường kỳ lần thứ 37 tại Geneva, Thụy Sĩ, sau khi thông qua 41 Nghị quyết.

Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon.

Yonhap đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua đề xuất sửa đổi Hiến pháp tại phiên họp Nội các vào ngày 26/3 do Thủ tướng Lee Nak-yon chủ trì trước khi trình dự thảo này lên Quốc hội để xem xét phê chuẩn, trong bối cảnh đảng đối lập chính của nước này cam kết làm mọi thứ có thể để ngăn cản kế hoạch trên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục