Thế giới hoan nghênh kết quả Hội nghị liên Triều

  • Cập nhật: Thứ bảy, 28/4/2018 | 9:39:22 AM

Ngày 27/4, ngay sau khi Hội nghị thượng đỉnh liên Triều kết thúc với việc ra Tuyên bố Bàn Môn Điếm, nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng hoan nghênh kết quả của hội nghị lịch sử này.


Hoan nghênh Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres "ca ngợi sự can đảm của lãnh đạo Hàn Quốc, Triều Tiên đã dẫn đến những cam kết quan trọng”, đồng thời mong muốn hai bên nhanh chóng thực hiện những cam kết đã được nhất trí", theo AFP.

Tại Nga, ngày 27/4, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết phía Nga hoan nghênh cuộc gặp lịch sử giữa các nhà lãnh đạo hai miền Triều Tiên và đánh giá cao kết quả cuộc gặp.

Phát biểu trước báo giới, ông Peskov nói: "Chúng tôi đánh giá cao cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo của hai miền Triều Tiên và bản tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp" và những tin tức đến từ bán đảo Triều Tiên là "rất tích cực".

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Nga đã sẵn sàng thúc đẩy hợp tác giữa Triều Tiên và Hàn Quốc trong các lĩnh vực đường sắt, khí đốt và năng lượng điện.

Là nước đóng vai trò quan trọng trong vấn đề Triều Tiên, cùng ngày 27/4, Trung Quốc lên tiếng hoan nghênh lãnh đạo hai miền Triều Tiên tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: "Trung Quốc hoan nghênh bước tiến lịch sử của lãnh đạo hai miền Triều Tiên và đánh giá cao quyết định chính trị và sự dũng cảm của họ".

Bà Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh Trung Quốc mong chờ và hy vọng lãnh đạo hai miền Triều Tiêu tận dụng cơ hội này để mở ra con đường mới nhằm đem lại sự ổn định lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump (đang trong chuyến thăm nước Đức) cũng bày tỏ lạc quan về những cam kết mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Theo VOA, phát biểu trong cuộc gặp Thủ tướng Đức tại Berlin, ông Donald Trump nói ông mong chờ cuộc gặp gỡ đã được lên kế hoạch với nhà lãnh đạo Triều Tiên trong vài tuần nữa.

Tổng thống Mỹ cũng hoan nghênh sự giúp đỡ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong vấn đề Triều Tiên. Trên mạng xã hội Twitter, nhà lãnh đạo Mỹ viết "nếu không có sự giúp đỡ của Trung Quốc, tiến trình hiện nay sẽ còn kéo dài”.

Còn từ nước Anh, Ngoại trưởng Boris Johnson hoan nghênh việc hai miền Triều Tiên nhất trí hướng tới việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược cũng như cải thiện quan hệ song phương và giảm căng thẳng.

Ông Johnson nhấn mạnh Anh sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác quốc tế nhằm triển khai nghiêm ngặt các lệnh trừng phạt hiện tại cho đến khi Triều Tiên biến các cam kết thành những bước đi cụ thể hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Trong một tuyên bố về Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu Federica Mogherini cho biết "cuộc họp này cho thấy cách thức để hòa bình có thể giành chiến thắng". Theo bà Mogherini, EU sẵn sàng tham gia tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên, AFP đưa tin.

Kết quả hội nghị thượng đỉnh liên Triều cũng được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hoan nghênh.

Theo đài NHK, phát biểu với báo giới hôm 27/4, ông Abe đánh giá cao những trao đổi của Triều Tiên và Hàn Quốc về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cùng những vấn đề khác.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói ông đánh giá những trao đổi này là bước đi tích cực hướng tới một giải pháp toàn diện cho vấn đề Triều Tiên vốn đang bị đình trệ.

Ông Abe cũng kêu gọi Triều Tiên có hành động cụ thể thông qua hội nghị thượng đỉnh với Mỹ.

Cũng trong ngày 27/4, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg nhận định đây là bước đi đầu tiên đáng khích lệ, song vẫn còn rất nhiều công việc phía trước. Theo ông Stoltenberg, việc biến những điều không thể thành có thể này là hoàn toàn dựa vào thiện ý và dũng khí của mỗi cá nhân.

Trong khi đó, Thủ tướng Bỉ Charles Michel khẳng định: "Sau 65 năm, thế giới của chúng ta có thể trở thành nơi an toàn hơn, mang hòa bình và ổn định tới bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi ủng hộ nguyện vọng của Hàn Quốc và Triều Tiên ký một thỏa thuận hoà bình nhằm chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên".
 
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng nắm tay nhau trong Nhà Hòa Bình tại Bàn Môn Điếm.

Ngay tối 27/4, Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã trở về Triều Tiên, chính thức kết thúc hội nghị mang tính lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (thứ 2, trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (thứ 2, phải) tại cuộc hội đàm ở Nhà Hòa bình, làng đình chiến Panmunjom ngày 27/4.

Bloomberg đưa tin chiều 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bắt tay sau khi ký tuyên bố chung.

Như tin đã đưa về cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều, sáng 27-4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đón nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại đường ranh giới phân định hai miền Triều Tiên vào lúc 9h30’ sáng (khoảng 7h30’ sáng theo giờ Hà Nội), chính thức mở đầu cho sự kiện lịch sử giữa hai nước.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải).

Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần này diễn ra sau hơn 1 năm căng thẳng leo thang do các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục