Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh vùng Vịnh thống nhất xây dựng một lộ trình để thực hiện tầm nhìn chung trong hội nhập vùng Vịnh.
|
Các nhà lãnh đạo GCC nhóm họp tại Arab Saudi.
|
Hội nghị thượng đỉnh GCC lần thứ 39 kết thúc tối 9/12 với tuyên bố nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất vùng Vịnh và hoàn thành các bước hội nhập kinh tế, tổ chức phòng thủ chung.
Tuyên bố cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh vùng Vịnh thống nhất xây dựng một lộ trình để thực hiện tầm nhìn chung trong hội nhập vùng Vịnh, cũng như tuân thủ lộ trình thời gian đã được thông qua, để hội nhập kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực và thực hiện toàn diện các điều khoản của các hiệp định kinh tế.
Hội nghị đồng ý gỡ bỏ các trở ngại và khó khăn nhằm thực hiện các hành động chung, đặc biệt là khắc phục các trở ngại trong xây dựng thị trường chung vùng Vịnh, liên minh hải quan và thống nhất kinh tế GCC vào năm 2023.
Trong lĩnh vực quốc phòng, Tuyên bố thành lập một bộ chỉ huy quân sự vùng Vịnh thống nhất và bổ nhiệm chỉ huy là một bước quan trọng để hoàn thiện hệ thống phòng thủ chung và thành lập Học viện nghiên cứu chiến lược và an ninh vùng Vịnh. Trong lĩnh vực an ninh, Tuyên bố nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực trong việc duy trì an ninh và ổn định, cũng như tăng cường hợp tác chống lại các tổ chức khủng bố, chống lại các ý thức hệ cực đoan đang phá hoại tài nguyên và sự giàu có của các quốc gia trong khu vực vùng Vịnh.
Về chính sách đối ngoại, các nhà lãnh đạo GCC nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất về chính sách đối ngoại và hiệu quả đối với các nước thành viên dựa trên luật của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, bảo vệ lợi ích của thành viên, tránh các cuộc xung đột ở khu vực và quốc tế. Tuyên bố cũng kêu gọi tăng cường quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác kinh tế, văn hóa và phối hợp chính trị, an ninh trong khối vùng Vịnh.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống sẽ tổ chức phiên họp thứ 40 của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh vào năm 2019.
(Theo VOV)
Các Bộ trưởng dân tộc chủ nghĩa thuộc đảng Liên minh Flemish mới (N-VA), Bỉ, đã từ chức vì bất đồng sâu sắc đối với Hiệp ước toàn cầu về di cư của LHQ.
Ngày 9/12, Tổng thống đắc cử Brazil Jair Bolsonaro đã chỉ định luật sư Ricardo Salles vào vị trí Bộ trưởng Môi trường, qua đó hoàn tất danh sách 22 thành viên nội các mới sẽ chính thức nhậm chức từ ngày 1/1/2019 tới.
Ngày 9/12, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire (Bruy-nô Lơ Me-rơ) cảnh báo những vụ bạo loạn gắn với các cuộc biểu tình của phong trào "Áo vàng" trên toàn nước Pháp vừa qua là "một thảm họa" cho nền kinh tế quốc gia.
Ngày 9/12, tân Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) Annegret Kramp-Karrenbauer đã lên kế hoạch nhằm thay đổi các chính sách di cư của đảng trước cuộc bầu cử châu Âu vào năm 2019.