Mỹ có thể sắp trục xuất hàng nghìn người nhập cư gốc Việt

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/12/2018 | 2:43:22 PM

Chính quyền Tổng thống Trump được cho là sẽ chấm dứt thỏa thuận bảo hộ những người nhập cư gốc Việt sau hàng chục năm họ sinh sống tại Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen (ngoài cùng bên trái) tại một cuộc họp hồi tháng hai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen (ngoài cùng bên trái) tại một cuộc họp hồi tháng hai.

Atlantic hôm 12/12 đưa tin chính quyền của ông Trump đang tái nỗ lực trục xuất một lượng người Mỹ gốc Việt, trong đó có nhiều người đến đây từ thời chiến tranh, bất chấp một thỏa thuận giữa hai nước. Mỹ cho hay những người gốc Việt đến nước này trước khi hai bên bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào ngày 12/7/1995 đều đủ điều kiện bị trục xuất theo luật nhập cư mở rộng.

Đây là động thái mới nhất trong chính sách thắt chặt luật nhập cư và tị nạn của Nhà Trắng. Hồi tháng 8, chính quyền Mỹ từng rút kế hoạch trên trước khi đơn phương diễn giải lại các quy định một lần nữa.

Washington và Hà Nội đã ký kết thỏa thuận vào năm 2008, trong đó tuyên bố những người Việt đến Mỹ trước thời điểm bình thường hóa quan hệ sẽ không bị trả về nước. Tuy nhiên, từ năm ngoái, Washington bắt đầu bắt giữ và đe dọa trục xuất nhiều người nhập cư lâu năm từ Việt Nam, Campuchia và các nước khác mà chính quyền cáo buộc là "các tội phạm bạo lực nước ngoài". 

"Dù các quy trình liên quan đến thỏa thuận đặc biệt này không áp dụng với các công dân Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12/7/1995, nó cũng không loại trừ một cách rõ ràng việc trục xuất các trường hợp trước năm 1995", một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Quartz.

Việc diễn giải lại thỏa thuận gây tranh cãi sẽ khiến hàng nghìn người Việt đã sinh sống ở Mỹ nhiều thập kỷ qua bị đưa vào diện trục xuất. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận rằng Bộ An ninh Nội địa đã gặp đại diện của Đại sứ quán Việt Nam ở Washington nhưng từ chối cung cấp chi tiết thời điểm và nội dung cuộc thảo luận.

Khi được hỏi về vấn đề này, phát ngôn viên của Bộ An ninh Nội địa Katie Waldman chỉ đề cập đến những người nhập cư có tiền án tiền sự.

"Chúng tôi có 5.000 tội phạm bị truy tố hình sự đến từ Việt Nam với lệnh trục xuất", bà cho hay. "Những người này không phải là công dân Mỹ, bị bắt giữ, truy tố từ các chính quyền trước và cuối cùng bị một thẩm phán về luật di trú liên bang ra lệnh trục xuất. Ưu tiên của chính quyền là trục xuất những người nước ngoài phạm tội về quốc gia của họ". Tuy nhiên, bà Waldman không làm rõ liệu chính sách mới có áp dụng với những người Việt nhập cư tuân thủ pháp luật hay không.

Tania Pham, luật sư gốc Việt chuyên về vấn đề nhập cư ở Mỹ, cho biết có hơn 8.000 người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995 có lệnh trục xuất. Họ vẫn đang ở Mỹ theo thỏa thuận năm 2008. Nhiều người Việt đến Mỹ trước năm 1995 không phản đối lệnh trục xuất của chính quyền vì tin rằng mình không nằm trong diện này nhưng thực tế đầu năm nay, có hơn 10 người đã bị đưa về Việt Nam.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Ngày 13/12, Hàn Quốc và Triều Tiên đã tiến hành cuộc họp cấp chuyên viên thảo luận về việc tổ chức lễ khởi công các dự án hiện đại hóa các tuyến đường sắt và đường bộ liên Triều.

Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel Al Jubeir tham dự diễn đàn an ninh khu vực ở Bahrain ngày 27/10.

Truyền thông khu vực Trung Đông ngày 12/12 đưa tin Saudi Arabia đang theo đuổi việc thành lập một liên minh với 6 nước có đường biên giới giáp Biển Đỏ và Vịnh Aden, một khu vực có vị trí chiến lược và quan trọng đối với hoạt động vận tải biển toàn cầu.

Michael Spavor.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Canada Guillaume Bérubé cho biết đã không thể liên lạc với doanh nhân người Canada Michael Spavor kể từ khi ông thông báo cho chính phủ Canada rằng ông đang bị chính quyền Trung Quốc thẩm vấn.

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland.

Ngày 12/12, Ngoại trưởng Canada cảnh báo Mỹ không chính trị hóa các trường hợp dẫn độ, sau khi Tổng thống Donald Trump nói có thể can thiệp vào vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục