Ngày 13/12, một nhóm gồm 26 hạ nghị sỹ liên bang Mỹ đã gửi thư phản đối chính quyền Tổng thống Donald Trump, yêu cầu tôn trọng thỏa thuận hiện hành với Việt Nam và không trục xuất những người gốc Việt đến Mỹ trước năm 1995.
Hạ nghị sỹ Dân chủ đại diện cho bang California, ông Alan Lowenthal nói: "Sáng 13/12, tôi cùng với 25 nghị sỹ khác tại Hạ viện đã gửi thư cho Tổng thống Donald Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen, yêu cầu họ tôn trọng thỏa thuận mà Mỹ ký với Việt Nam năm 2008. Theo đó, những người Việt Nam tị nạn đến Mỹ trước ngày 12/7/1995 sẽ không bị trục xuất. Tôi rất bực mình và vô cùng khó chịu khi chính quyền Donad Trump tìm cách trục xuất hàng nghìn người Việt Nam. Chính quyền các cựu Tổng thống George W. Bush và Barack Obama đều thừa nhận thỏa thuận này, nhằm bảo vệ những người tị nạn trong thời chiến tranh Việt Nam đã sống hàng chục năm tại Mỹ.”
Trước đó, hôm 12/12, 15 tổ chức cộng đồng cùng hơn 50 hạ nghị sỹ tiểu bang và địa phương đã phối hợp với các tổ chức Đấu tranh Công lý cho người Mỹ gốc Á (AAAJ) và Trung tâm Hành động Nguồn lực Đông Nam Á (SEARAC) gửi thư cho Tổng thống, Ngoại trưởng và Bộ trưởng An ninh Nội địa, kêu gọi họ ngừng thay đổi các điều khoản trong thỏa thuận giữa Mỹ và Việt Nam liên quan đến việc trục xuất.
(Theo Vietnam)
Ngày 15/12, hàng nghìn người biểu tình "Áo vàng" đã lại xuống đường ở các thành phố của Pháp, bất chấp lời kêu gọi ngừng biểu tình của Chính phủ nước này.
Chính phủ Pháp kêu gọi ngừng biểu tình
COP24 đã khai thông bế tắc thực thi Thỏa thuận Paris 2015 với sự đồng thuận của các quan chức từ gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ ngày 14/12.
Vụ bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Hồng Vĩ theo yêu cầu của Mỹ đang khiến Canada gặp không ít phiền phức với Trung Quốc.
Thủ tướng Sri Lanka Mahinda Rajapakse đã chính thức tuyên bố từ chức sau khoảng 1 tháng rưỡi lên nắm quyền