Ngày 18/12, các Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một Ủy ban Hiến pháp mới của Syria sẽ được triệu tập đầu năm 2019, bắt đầu một tiến trình hòa bình chính trị đầy triển vọng.
|
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Iran, Thổ Nhĩ Kỳ là ông Javad Zarif và ông Mevlut Cavusoglu.
|
Nội dung trên được đưa ra trong trong tuyên bố chung do Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đọc sau cuộc họp với hai người đồng cấp Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là ông Javad Zarif và ông Mevlut Cavusoglu cùng Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Staffan De Mistura tại Geneva (Thụy Sĩ).
Tuyên bố chung nêu rõ công việc của cơ quan mới trên "sẽ được quản lý theo hướng thỏa hiệp và cam kết mang tính xây dựng."
Cuối tuần trước, ông Mistura tuyên bố việc thành lập ủy ban hiến pháp có thể mở đường cho một tiến trình chính trị tại Syria. Theo ông Mistura, hiến pháp mới của Syria có thể bao gồm các nội dung như quyền lực của tổng thống, cách thức tổ chức bầu cử và sự phân chia quyền lực.
Quan chức này cũng khẳng định quyết định cuối cùng về việc thành lập ủy ban hiến pháp sẽ do Liên hợp quốc chứ không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.
Việc thành lập ủy ban hiến pháp Syria đã được nhất trí tại Đại hội Đối thoại dân tộc Syria do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian ở thành phố Sochi của Nga hồi tháng 1/2018. Sự ra đời của ủy ban này được cho là sẽ đóng góp lớn cho tiến trình hòa bình do Liên hợp quốc bảo trợ, mở đường để Syria tiến hành các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội trong tương lai.
Ông Mistura là Đặc phái viên của Liên hợp quốc phụ trách vấn đề Syria kể từ tháng 7/2014, dự kiến chấm dứt trọng trách này vào cuối tháng 11, nhưng ông đã đồng ý đảm nhiệm thêm một tháng nhằm thúc đẩy nỗ lực cuối cùng tiến tới thành lập Ủy ban hiến pháp Syria.
Ủy ban hiến pháp Syria được Liên hợp quốc hậu thuẫn dự kiến gồm 150 thành viên, chia đều thành ba nhóm - một nhóm do chính phủ lựa chọn, nhóm thứ hai do phe đối lập chọn và nhóm thứ ba do đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria chọn.
(Theo TTXVN)
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố ý tưởng về việc để nhiều nước khác tham gia Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Ngày 18-12, Chính phủ Nhật Bản và Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) đã thông qua Đại cương Kế hoạch phòng vệ - bản cương lĩnh định hướng chính sách quốc phòng của Nhật Bản trong vòng 10 năm tới và Kế hoạch Phòng vệ trung hạn giai đoạn 2019-2023.
Trong khi Pháp vẫn chưa thể dập tắt các cuộc biểu tình của phong trào "Áo vàng”, làn sóng biểu tình đã và đang lan rộng sang nhiều quốc gia khác.
Bế tắc về chi tiêu ngày càng sâu sắc buộc các nghị sĩ Mỹ phải hết sức nỗ lực để đẩy lùi nguy cơ chính phủ phải đóng cửa một phần trong bốn ngày tới.