Chính phủ hơn 70 nước muốn ra quy định thương mại điện tử quy mô toàn cầu

  • Cập nhật: Chủ nhật, 27/1/2019 | 8:59:53 AM

Quy mô toàn cầu của thương mại điện tử trên toàn cầu được dự báo sẽ lên mức khoảng 1 nghìn tỷ USD vào năm 2020 khi mà doanh số bán hàng trực tuyến tiếp tục tăng.

Chính phủ hơn 70 nước muốn ra quy định thương mại điện tử quy mô toàn cầu
Chính phủ hơn 70 nước muốn ra quy định thương mại điện tử quy mô toàn cầu

Chính phủ của khoảng hơn 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật, đã đồng ý thiết lập ra quy định thương mại điện tử quốc tế để có thể quản lý dòng chảy dữ liệu liên biên giới, tuy nhiên những khác biệt quan điểm với Trung Quốc đang khiến cho tiến độ các cuộc đối thoại chậm lại. 

Theo báo Nikkei, trong tuyên bố chung của khoảng 76 nước thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Bộ trưởng các nước nhấn mạnh: "Chúng tôi xác nhận về ý định khởi động các cuộc đàm phán trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về các khía cạnh thương mại của thương mại điện tử”.
Tuyên bố cũng có đoạn: "Chúng tôi sẽ cố gắng có được kết quả tốt dựa trên các thỏa thuận và khung pháp lý hiện tại của WTO, có sự tham gia càng nhiều càng tốt của các nước thành viên WTO”.

Các quy định được đồng thuận lần này sẽ được áp dụng từ khoảng đầu năm 2020 với các nước thành viên có tham gia. 

Quy mô toàn cầu của thương  mại điện tử trên toàn cầu được dự báo sẽ lên mức khoảng 1 nghìn tỷ USD vào năm 2020 khi mà doanh số bán hàng trực tuyến tiếp tục tăng, tuy nhiên, thế giới vẫn thiếu những quy định chung điều tiết những giao dịch này. Việc tuân thủ các quy định điều tiết tại từng nước và khu vực vốn đã trở thành gánh nặng cho các công ty, đồng thời cản trở họ trong việc mở rộng hoạt động.

Các cuộc đối thoại, dự kiến sẽ khởi động từ mùa hè, sẽ tập trung vào việc chuyển giao dữ liệu doanh nghiệp và người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế. Mỹ và Nhật đang đẩy mạnh phát triển dòng chảy thông tin tự do, chính phủ hai nước này khẳng định rằng các doanh nghiệp cần phải được cho phép đưa dữ liệu về nước để phân tích. Họ đồng thời cũng đang kêu gọi chính phủ các nước cần phải bị cấm yêu cầu thu thập bí mật doanh nghiệp.

Tất cả những đề xuất nói trên được đưa ra với quan điểm cẩn trọng về Trung Quốc, Trung Quốc đang đẩy mạnh bảo hộ trong lĩnh vực số. Hiện nay Bắc Kinh đang cấm doanh nghiệp nước ngoài chuyển dữ liệu của người tiêu dùng Trung Quốc ra khỏi Trung Quốc và buộc phải công bố mã phần mềm. Trung Quốc cũng yêu cầu doanh nghiệp phải duy trì máy chủ tại Trung Quốc.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Đội cứu hộ tại hiện trường

Đội cứu hộ đã tìm thấy thi thể của 7 người sau vụ vỡ đập tại mỏ sắt ở Brazil, gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở đông nam Minas Gerais, theo chính quyền địa phương ở thành phố Brumadinho.

Đại sứ Canada tại Trung Quốc John McCallum.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, ông đã yêu cầu và đã chấp nhận đơn từ chức của ông John McCallum, đại sứ Canada tại Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố mở cửa Chính phủ trở lại, mặc dù là tạm thời, đã được báo chí Mỹ đặc biệt quan tâm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (thứ 2, phải) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi trong cuộc họp tại Nhà Trắng, Washington, DC, ngày 11/12/2018.

Reuters đưa tin ngày 25/1, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật nhằm chấm dứt tình trạng chính phủ đóng cửa một phần, bằng việc cấp ngân sách tạm thời cho các cơ quan liên bang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục