Thai Airways chính thức nộp đơn xin phá sản

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/5/2020 | 9:19:20 AM

Sau nhiều năm kinh doanh khó khăn, COVID-19 được xem là chiếc đinh cuối cùng đóng vào "cỗ quan tài" Hãng hàng không quốc gia Thái Lan, Thai Airways.

Thai Airways chính thức nộp đơn xin phá sản
Thai Airways chính thức nộp đơn xin phá sản

Vào chiều tối qua (26/5), Thai Airways International Pcl đã đệ đơn xin phá sản lên Tòa án Phá sản Trung ương Thái Lan. Nếu đơn phá sản của Thai Airways được tòa án chấp thuận thụ lý, Thai Airways sẽ được hoãn trả nợ và cho phép hãng hàng không này có thời gian đàm phán với các chủ nợ.

"Hãng hàng không quốc gia Thái Lan đã đệ trình yêu cầu phá sản với Tòa án Phá sản Trung ương. Tòa án đang xem xét các tài liệu trước khi chấp nhận yêu cầu này", văn phòng quan hệ công chúng của tòa án cho biết với Reuters.

Đầu tháng này, nội các Thái Lan đã phê duyệt kế hoạch tái cấu trúc Thai Airways. Giống như các hãng hàng không khác trên thế giới, Thai Airways bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên COVID-19 không phải là lý do duy nhất khiến Thai Airways phải đệ đơn xin phá sản. Nhiều năm qua, hãng hàng không này đã trải qua thời gian dài kinh doanh bết bát. Từ năm 2012, Thai Airways đều báo lỗ (trừ năm 2016). Trong năm 2019, Thai Airways lỗ tới 12,04 tỷ Baht, tức 377,3 triệu USD.

Cùng với việc nộp đơn xin phá sản, Thai Airways còn có nhiều động thái khác để cứu vãn tình hình. Vào hôm thứ hai (25/5), hãng này đã bổ nhiệm 4 thành viên mới vào Hội đồng quản trị, trong đó bao gồm cựu CEO Piyasvasti Amranand - người từng giữ vai trò lèo lái hãng bay từ năm 2009 đến 2012.

Tuần trước, Chính phủ Thái Lan đã giảm tỷ lệ sở hữu trong hãng hàng không quốc gia này xuống còn 47,86%, chấm dứt tình trạng hãng hàng không là doanh nghiệp nhà nước theo luật pháp Thái Lan. Tuy nhiên Chính phủ Thái Lan vẫn là cổ đông lớn và giữ tiếng nói quan trọng.

Thai Airways là hãng hàng không 4 sao theo xếp hạng của hãng tư vấn uy tín Skytrax, đồng thời là hãng bay lớn nhất Thái Lan kể từ khi thành lập năm 1988. Từ 2 sân bay chính của hãng là Suvarnabhumi và Phuket, Thai Airways đã thực hiện hành trình tới 84 địa điểm thuộc 37 quốc gia khác nhau.

Hãng từng vận hành 2 chuyến bay thẳng dài nhất thế giới từ Bangkok đến các thành phố Los Angesles và New York của Mỹ, nhưng sau đó đã ngừng khai thác do phí nhiên liệu quá cao. Ở thị trường châu Âu, Thai Airways là hãng hàng không đầu tiên của châu Á - Thái Bình Dương đã thiết lập dịch vụ tại sân bay quốc tế Heathrow (London, Anh). Ngoài ra, đây cũng là hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương sở hữu lượng hành khách đông đảo nhất nhì ở châu Âu.

(Theo VTV)

Các tin khác
Chính phủ Campuchia miễn thuế 2 tháng đối với lĩnh vực du lịch và hàng không.

Chính phủ Campuchia cũng quyết định không thu tiền bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế trong thời gian doanh nghiệp tạm dừng hoạt động.

Nga xem xét cách thức bỏ phiếu về sửa đổi Hiến pháp.

Ngày 25-5, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với tờ "Rossiyskaya Gazeta" (Báo Nga), Chủ tịch Ủy ban bầu cử Trung ương Nga (SIK), bà Ella Pamfilova cho biết sẽ tổ chức bỏ phiếu theo định dạng điện tử về sửa đổi Hiến pháp Nga, tại ba đến bốn khu vực trong cả nước, là những nơi đã áp dụng nền tảng công nghệ điện tử đủ tiêu chuẩn từ trước.

Người dân tập trung tại Quảng trường Martyrs ở Tripoli để xem hệ thống tên lửa phòng không Pantsir do Nga chế tạo được lực lượng ông Haftar sử dụng.

Khoảng 1.500-1.600 lính đánh thuê đã chạy khỏi các mặt trận ở thủ đô Tripoli của Libya để tới TP Bani Walid.

Các kỹ sư cơ khí làm việc tại sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản ngày 14/5/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến các ngành sản xuất của nước này.

Thủ tướng Shinzo Abe cho biết quy mô của gói hỗ trợ này sẽ là chưa có tiền lệ, tương đương với 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục