Dân số thủ đô Tokyo lần đầu tiên vượt mốc 14 triệu người tại thời điểm đầu tháng 5/2020, bất chấp những nỗ lực kêu gọi giảm mật độ dân số của chính quyền thành phố này.
|
ảnh minh họa
|
Ngay cả trong tháng 4, tháng tâm điểm của dịch bệnh COVID-19, dân số Tokyo vẫn tăng tới hơn 20.000 người. Vào thời điểm này, số lượng người di chuyển từ tỉnh khác vào Tokyo sinh sống vẫn đạt con số 14.000 người. Trong khi đó, số người trở về từ nước ngoài là 9.000 người. Tokyo hiện đang phải chịu nhiều áp lực từ mật độ dân số quá cao.
Báo Nikkei dẫn tuyên bố chính thức của chính quyền Tokyo, thống kê dựa trên đăng ký cư trú của người dân tại thời điểm ngày 1/5 cho thấy, dân số tại thành phố này là 14.002.900 người. Như vậy, dân số Tokyo đã tăng 2 triệu người trong vòng 20 năm kể từ năm 2000, trái ngược với thực trạng dân số giảm tại Nhật Bản.
Nguyên nhân tăng dân số chủ yếu là do những người trẻ tuổi không ngừng đổ về thủ đô Tokyo để học tập hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm. Năm 2019, lượng người nước ngoài nhập cảnh hướng tới Tokyo sinh sống cũng lên tới 12.000 người.
Thời báo Kinh tế Tokyo đã có bài phân tích rủi ro mà thủ đô Tokyo đang phải gánh chịu với mật độ dân số cao. Theo khảo sát của Bộ Đất đai, giao thông và hạ tầng cơ sở vào năm 2018, tỷ lệ tắc nghẽn giao thông trung bình của Tokyo là lớn nhất cả nước với 163%, tiếp đến là Osaka với 126% và Nagoya là 132%.
Số lượng trẻ phải chờ đợi để được vào các trường mẫu giáo, nhà trẻ là 3.690 trẻ vào thời điểm tháng 4/2019, cao nhất trên cả nước.
Mật độ tập trung quá lớn về người và tài sản tại Tokyo đang khiến thành phố này đối mặt với nguy cơ chịu thiệt hại quá lớn khi xảy ra thảm họa thiên nhiên như: động đất, bão lũ.
Ủy ban Điều tra địa chấn của Chính phủ Nhật Bản đã dự báo, với xác suất là 70% sẽ có trận động đất mạnh tới 7 độ tại Tokyo trong 30 năm tới.
Với mật độ dân số 6.400 người/km2, Tokyo hiện vẫn là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất do dịch bệnh COVID-19. Nhiều ý kiến trong dư luận nước này đang kêu gọi chính quyền thủ đô Tokyo cần sớm hành động để giảm dân số.
(Theo VTV)
Ngày 13/6, tại Pháp, khoảng 20.000 người tiếp tục biểu tình tại các thành phố lớn để phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát.
Với các loại vũ khí mới, F-22 sẽ trở trành “sát thủ đáng gờm” trong chiến đấu, phát hiện và tiêu diệt mục tiêu nhanh chóng.
Anh rời khỏi các tổ chức chính trị của EU vào ngày 31/1/2020 nhưng vẫn ở trong khu vực kinh tế miễn thuế của EU cho đến cuối năm nay, khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc.
Triều Tiên gần đây phản đối mạnh mẽ chiến dịch thả truyền đơn chống phá nước này tại khu vực biên giới với Hàn Quốc.