Hội đồng Bảo an cũng hoan nghênh việc Quốc hội Libya phê chuẩn chính phủ đoàn kết hôm 10/3, sẽ chuẩn bị dẫn dắt quốc này tiến tới các cuộc bầu cử vào tháng 12/2021 sau một thập kỷ xung đột.
|
Các tay súng tham gia cuộc xung đột tại Libya.
|
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 12/3 đã nhất trí thông qua tuyên bố kêu gọi rút toàn bộ binh sỹ nước ngoài và lính đánh thuê khỏi Libya "mà không có thêm bất cứ sự trì hoãn nào."
Tuyên bố cũng hoan nghênh việc Quốc hội Libya phê chuẩn một chính phủ đoàn kết mới hôm 10/3 vừa qua, sẽ chuẩn bị dẫn dắt quốc gia giàu dầu mỏ này tiến tới các cuộc bầu cử vào tháng 12/2021 sau một thập kỷ xung đột kể từ khi nhà lãnh đạo độc tài Moamer Kadhafi bị lật đổ.
Tuyên bố được tất cả 15 nước ủy viên Hội đồng Bảo an nhất trí nêu rõ: "Hội đồng Bảo an kêu gọi tất cả các bên thực thi đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn cũng như hối thúc các nước thành viên tôn trọng và ủng hộ việc thực thi đầy đủ thỏa thuận. Hội đồng Bảo an kêu gọi tất cả các nước thành viên tuân thủ đầy đủ lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc, phù hợp với các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an."
Theo cơ quan toàn cầu này, vào cuối năm 2020 vẫn có khoảng 2.000 binh sỹ nước ngoài và lính đánh thuê hiện diện ở Libya, trong khi không có động thái rút quân nào.
Ngày 10/3, Quốc hội Libya đã thông qua chính phủ lâm thời với nhiệm vụ giúp chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào ngày 24/12 tới, một bước đi quan trọng hướng tới chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài một thập kỷ tại quốc gia Bắc Phi này.
Chính phủ lâm thời này sẽ thay thế hai chính quyền cùng tồn tại hiện nay tại Libya, gồm Chính phủ hòa hợp dân tộc (GNA) được Liên hợp quốc công nhận và chính quyền ở miền Đông được lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn.
Theo kế hoạch, chính phủ lâm thời sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ chủ chốt, gồm đối phó với các thách thức từ đại dịch COVID-19, vấn đề cung cấp điện và đoàn kết người dân thông qua Hội đồng hòa giải dân tộc.
(Theo Vietnam+)
Ít nhất hai người chết khi cảnh sát Myanmar nổ súng giải tán đám đông biểu tình ở quận Thaketa, thuộc thành phố Yangon đêm 12/3.
Nghị viện châu Âu không đưa ra ngày cụ thể tiến hành bỏ phiếu thông qua thỏa thuận thương mại EU-Anh, thủ tục cần diễn ra trước cuối tháng Tư nếu không thỏa thuận đã đàm phán này sẽ bị hủy bỏ.
Đảng Dân chủ mong muốn có những đạo luật mới để kiềm chế bạo lực súng đạn tại Mỹ và đảm bảo các loại "hàng nóng" không rơi vào tay những phần tử nguy hiểm.
Vụ hỏa hoạn lớn tại nhà máy may ở tỉnh Qalyoubiya (Ai Cập) ngày 11-3 đã khiến 20 người thiệt mạng và 24 người bị thương.