Liên Hợp Quốc và nhiều nước tiếp tục quan ngại về tình hình Myanmar

  • Cập nhật: Chủ nhật, 28/3/2021 | 2:57:58 PM

Liên Hợp Quốc và nhiều nước đã tỏ lo ngại về tình hình Myanmar sau vụ đụng độ ngày hôm qua (27/3) giữa lực lượng an ninh và người biểu tình khiến hơn 100 người thiệt mạng. Đây cũng là vụ đụng độ nghiêm trọng nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tại nước này bùng phát hồi đầu tháng 2. Một số nước đã lên kế hoạch gia tăng trừng phạt nhằm vào chính quyền quân sự và kêu gọi các bên liên quan đối thoại hòa bình.

Biểu tình tại thành phố Yangon ngày 27/3.
Biểu tình tại thành phố Yangon ngày 27/3.

Sáng nay (28/3) theo giờ Việt Nam, Tư lệnh/ Chỉ huy quân sự cấp cao 12 nước, gồm Mỹ, Australia, Canada, Đức, Hy Lạp, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, New Zealand, Hàn Quốc và Anh đã ra tuyên bố chung lên án việc sử dụng vũ lực nhằm vào người biểu tình tại Myanmar.

Tuyên bố kêu gọi các bên tại Myanmar hành xử phù hợp với chuẩn mực quốc tế, bảo vệ dân thường và cùng nhau làm việc để khôi phục niềm tin của nhân dân. Đây là tuyên bố hiếm hoi của các chỉ huy quân đội cấp cao nhất ở cả châu Á và châu Âu. Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ và Liên minh châu Âu trong tuần này đã làm tăng áp lực từ bên ngoài lên chính quyền quân sự Myanmar.

Trước đó hôm qua, các Đại sứ quán Mỹ và Anh tại Yangon cũng đã ra thông cáo chỉ trích mạnh mẽ các vụ bạo lực xảy ra đúng ngày quân đội tổ chức kỷ niệm Ngày Lực lượng vũ trang. Theo Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Mỹ bị "choáng váng” trước những diễn biến tại Myanmar. Ông đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế để tránh có thêm nhiều dân thường thiệt mạng. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab thì cho rằng, vụ đụng độ ngày hôm qua đã đánh dấu một nấc leo thang mới trong cuộc khủng hoảng tại quốc gia Đông Nam Á này. Anh sẽ làm việc cùng với các đối tác quốc tế để kết thúc tình trạng bạo lực, buộc những người liên quan phải chịu trách nhiệm, cũng như đảm bảo con đường trở lại dân chủ”.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về quyền con người Ravina Shamdasani cũng bày tỏ lo ngại về tình hình Myanmar khi vụ đụng độ khiến nhiều người thiệt mạng, đặc biệt trong đó có cả trẻ em.

Chính quyền quân sự  tại Myanmar chưa có phản ứng về số thương vong mới. Trong khi đó, phát biểu tại lễ diễu hành kỷ niệm Ngày Lực lượng vũ trang (27/3), Tổng tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing tái khẳng định cam kết sẽ tổ chức bầu cử và cho rằng các hành động bạo lực là không phù hợp. Ông đồng thời tuyên bố sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế vì sự hòa bình và phát triển:

"Các hành vi bạo lực ảnh hưởng đến sự ổn định và an ninh là không phù hợp. Trong công cuộc xây dựng đất nước hòa bình và phát triển, cần phải có quan hệ hợp tác quốc tế bền vững. Myanmar sẽ hướng tới sự ổn định trong khu vực với lực lượng quốc phòng của các quốc gia hữu nghị trong đó có Quân đội ASEAN và đang nỗ lực tăng cường hợp tác, trao đổi chương trình thông qua các cuộc tập trận, hiểu biết lẫn nhau", ông Min Aung Hlaing nói.

Với cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử Quốc hội hồi cuối năm 2020, quân độ Myanmar hồi đầu tháng 2 vừa qua đã bắt giữ một loạt lãnh đạo chính phủ và quan chức cấp cao của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ. Sau khi nắm tạm quyền điều hành đất nước, quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm, đồng thời cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực. Tuy nhiên, cũng kể từ đó áp lực cả ở trong và ngoài nước không ngừng gia tăng với chính quyền quân sự, kêu gọi Myanmar nhanh chóng ổn định tình hình. Các nước ASEAN đang cố gắng triệu tập một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của các nhà lãnh đạo khu vực để thảo luận về cuộc khủng hoảng./.
(Theo VOV)

Các tin khác
Công ty Smit Salvage (Hà Lan), đơn vị tham gia hỗ trợ Cơ quan Quản lý kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập, hy vọng có thể giải cứu tàu Ever Given trong tuần tới. Ảnh: AP

Người đứng đầu Cơ quan quản lý kênh đào Suez cho biết những nỗ lực giải cứu giúp đuôi tàu Ever Given và bánh lái của nó di chuyển. Thế nhưng chưa rõ khi nào con tàu mới hết mắc kẹt.

Người biểu tình ở thành phố Yangon cầm bom xăng tự chế ngày 27-3

Trong khi quân đội Myanmar tổ chức kỷ niệm ngày các lực lượng vũ trang thường niên, hôm nay 27-3, binh lính và cảnh sát nhiều nơi trên đất nước tiếp tục trấn áp người biểu tình khiến nhiều người thiệt mạng.

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 5/3/2021

Trong năm 2020, số lượng lao động thường xuyên ở Nhật Bản tăng 360.000 người so với năm trước đó, song số lượng lao động không thường xuyên giảm 750.000 người.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26-3 đã kêu gọi tăng cường sự can dự của Nga vào quá trình đàm phán các vấn đề an ninh thông tin, đồng thời cho biết, Moscow sẵn sàng hợp tác với tất cả đối tác, kể cả thông qua Liên hiệp quốc, về vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục