Trung Quốc thông qua cải cách bầu cử Hong Kong

  • Cập nhật: Thứ ba, 30/3/2021 | 2:17:05 PM

Bắc Kinh thông qua cải cách bầu cử Hong Kong, dự kiến giảm số ghế được bầu trực tiếp trong cơ quan lập pháp từ một nửa xuống còn 1/5.

Lật Chiến Thư, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), chủ trì cuộc họp của Ủy ban Thường vụ tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh hôm 29/3.
Lật Chiến Thư, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), chủ trì cuộc họp của Ủy ban Thường vụ tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh hôm 29/3.

Theo kế hoạch cải cách được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (quốc hội Trung Quốc) nhất trí thông qua sáng nay, Ủy ban Bầu cử chịu trách nhiệm lựa chọn lãnh đạo Hong Kong sẽ được trao thêm quyền để cử 40 đại diện vào Hội đồng Lập pháp, vốn được mở rộng từ 70 ghế lên 90 ghế.

Theo Tam Yiu-chung, đại diện duy nhất của Hong Kong trong Ủy ban Thường vụ, kế hoạch được thông qua với 167 phiếu thuận, không có phiếu phản đối và nhận được tràng pháo tay lớn.

Chi tiết cải cách hệ thống bầu cử Hong Kong hiện vẫn chưa được công bố.

Đây được xem là cuộc cải cách sâu rộng nhất đối với hệ thống bầu cử Hong Kong từ khi thành phố được trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Cuộc cải cách phản ánh quyết tâm của Bắc Kinh chuyển Ủy ban Bầu cử, nơi quan chức ủng hộ Bắc Kinh chiếm đa số, thành cơ quan kiểm soát toàn bộ cục diện chính trị của Hong Kong.

Trong động thái nhằm tăng cường hơn nữa ảnh hưởng của quan chức ủng hộ Bắc Kinh trong Ủy ban Bầu cử, một khu vực thứ năm mới gồm 300 ghế do những người ủng hộ Bắc Kinh từ "các tổ chức quốc gia" đã được thêm vào, đưa quy mô cơ quan lên 1.500 người. Bất cứ ai muốn tranh cử Hội đồng Lập pháp bây giờ đều phải được Ủy ban Bầu cử đề cử.

Một ủy ban kiểm duyệt mới được giao nhiệm vụ đảm bảo các ứng viên tranh cử trưởng đặc khu, Hội đồng Lập pháp và Ủy ban bầu cử không gây ra mối đe dọa nào đối với an ninh quốc gia.

Kế hoạch cải cách được phê duyệt hơn hai tuần sau khi quốc hội Trung Quốc thông qua nghị quyết nêu rõ những thay đổi quan trọng đối với hệ thống bầu cử Hong Kong. Chính quyền Bắc Kinh cho rằng các biện pháp này là cần thiết để đảm bảo chỉ những "người yêu nước" mới có thể lãnh đạo Hong Kong, sau các cuộc biểu tình phản đối chính quyền kéo dài nhiều tháng hồi năm 2019.

Mỹ, Anh và các nước phương Tây xem cải cách hệ thống bầu cử là nỗ lực loại bỏ "bất đồng chính kiến" và làm suy yếu nghiêm trọng thể chế dân chủ của Hong Kong. Bắc Kinh khẳng định vấn đề ở Hong Kong là chuyện nội bộ và cáo buộc các thế lực bên ngoài đang âm mưu gây rối ở đặc khu.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (ngoài cùng bên trái) gặp người đồng cấp Nhật Bản Toshimitsu Motegi (ngoài cùng bên phải) trong chuyến công du châu Á đầu tháng 3-2021.

Nhằm củng cố liên minh tại châu Á, Mỹ cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc họp ngoại trưởng vào tháng 4 tới. Đây sẽ là hội nghị ngoại trưởng đầu tiên giữa ba nước kể từ sau khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1 vừa qua, và được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên cũng như toàn khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Các quân nhân Nga tham dự lễ diễu binh năm 2020.

Nga sẽ tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 76 năm Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại - ngày 9/5 năm nay theo truyền thống.

Toàn cảnh siêu tàu container Ever Given (trái) bắt đầu nổi lên và được tàu kéo lai dắt sau một tuần mắc kẹt trên kênh đào Suez ở Ai Cập, ngày 29/3/2021. Ảnh chụp từ vệ tinh

Người đứng đầu Cơ quan quản lý Kênh đào Suez (SCA) Osama Rabie cho biết sẽ có tổng cộng 113 tàu đi qua Kênh đào Suez theo cả hai chiều cho đến sáng 30/3.

Lực lượng chức năng tại khu vực xảy ra vụ nổ.

Vụ nổ trong tòa nhà chung cư cao 9 tầng ở thành phố Zelenodolsk, nước Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga đã phá hủy 7 căn hộ, trong đó có 6 căn hộ ở tầng 7 và 1 căn hộ ở tầng 8.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục