Anh áp đặt trừng phạt 22 cá nhân nước ngoài vì cáo buộc tham nhũng

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/4/2021 | 3:13:58 PM

Danh sách trừng phạt gồm 14 người Nga bị cáo buộc liên quan một bê bối tham ô tài sản công, 4 người Nam Phi bị cáo buộc liên quan bê bối tham nhũng dưới thời cựu Tổng thống Jacob Zuma.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab phát biểu về vấn đề Hong Kong (Trung Quốc) tại London ngày 1/7/2020.
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab phát biểu về vấn đề Hong Kong (Trung Quốc) tại London ngày 1/7/2020.

Ngày 26/4, Anh thông báo áp đặt trừng phạt, theo đó đóng băng tài sản và hạn chế giao dịch đối với 22 cá nhân đến từ Nga, Nam Phi, Sudan và khu vực Mỹ Latinh. Các biện pháp trừng phạt này nằm trong cơ chế mới của Anh về chống tham nhũng toàn cầu.

Danh sách trừng phạt gồm 14 người Nga bị cáo buộc liên quan một bê bối tham ô tài sản công, 4 người Nam Phi bị cáo buộc liên quan bê bối tham nhũng dưới thời cựu Tổng thống Jacob Zuma, một doanh nhân người Sudan bị cáo buộc sử dụng tài sản công sai mục đích.

Những cá nhân còn lại là những người bị tình nghi liên quan bê bối tham nhũng lớn ở Honduras, Nicaragua và Guatemala, trong đó có việc tiếp tay cho hành vi hối lộ của các băng nhóm tội phạm.

Phát biểu trước Quốc hội Anh, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho rằng vấn nạn tham nhũng tác động lâu dài, làm suy kiệt tài sản của những quốc gia nghèo và đẩy người dân của những nước này vào vòng vây của nghèo đói mà không có cách thoát ra.

Cơ chế chống tham nhũng toàn cầu được Anh áp dụng sau khi nước này chính thức rời Liên minh châu Âu (EU). Trước đó, Anh triển khai các biện pháp trừng phạt theo cơ chế chung của EU.

Với cơ chế mới, Anh hy vọng ngăn chặn nguy cơ quốc gia này trở thành điểm trú ẩn của các quỹ phi pháp và hoạt động rửa tiền.

Theo Ngoại trưởng Raab, cơ chế mới giúp lực lượng chức năng của nước này xử lý tốt hơn những hành vi gian lận, đặc biệt là hối lộ và sử dụng tài sản sai mục đích, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước và hành pháp, cho phép trừng phạt những người tham gia các hoạt động vi phạm nghiêm trọng luật chống tham nhũng.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoan nghênh động thái mới của Anh, cho rằng các biện pháp này giúp củng cố các nỗ lực chống tham nhũng toàn cầu.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Những tín đồ tắm ở sông Hằng trong lễ hội Kumbh Mela ở Haridwar, Ấn Độ ngày 12/4

Chính quyền Kashmir vẫn lên kế hoạch chuẩn bị nơi lưu trú cho 600.000 tín đồ Hindu trong lễ hành hương Amarnath, bất chấp dịch Covid-19 đang càn quét Ấn Độ.

Ảnh minh họa

Ủy ban châu Âu ngày 26/04 cho biết Liên minh châu Âu và các quan chức chính quyền Mỹ đã bắt đầu thảo luận về việc công nhận các chứng nhận tiêm vaccine và xét nghiệm của nhau để có thể mở cửa đón khách du lịch Mỹ đến châu Âu trong hè này.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) trao đổi văn kiện sau lễ ký bản tuyên bố chung trong khuôn khổ ngày hội đàm thượng đỉnh thứ hai tại thủ đô Bình Nhưỡng, ngày 19/9/2018. Ảnh tư liệu: YONHAP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, ngày 26/4, trước ngày kỷ niệm Hội nghị thượng đỉnh lịch sử năm 2018 giữa Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã kêu gọi sớm nối lại các cuộc đối thoại liên Triều ở "tất cả các cấp".

TASS đưa tin ngày 25-4, Trợ lý đối ngoại của Tổng thống Nga, ông Yuri Ushakov cho biết nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể gặp nhau trong tháng 6 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục