Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhằm vào quân đội Myanmar để tiếp tục gây sức ép đối với lực lượng vũ trang của quốc gia này sau cuộc chính biến ngày 1/2.
|
Cảnh sát trong một lần bắt giữ người biểu tình ở Myanmar.
|
Ngày 17/5, Bộ Tài chính Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với 16 quan chức cấp cao Myanmar và các thành viên trong gia đình họ, với lý do "ủng hộ các cuộc tấn công bạo lực và gây chết người” đối với phong trào biểu tình.
Trong danh sách trừng phạt trên có 4 thành viên Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar, 7 bộ trưởng, chủ tịch Ủy ban Bầu cử Myanmar, và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Myanmar.
Ba cá nhân khác trong danh sách trừng phạt là con của các thành viên Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar, những người đã bị trừng phạt trước đó sau cuộc đảo chính ngày 1/2 nhằm lật đổ chính quyền được bầu.
Kể từ đầu tháng 2 đến nay, Myanmar đã phải đối mặt với các vụ đụng độ giữa người biểu tình phản đối đảo chính với lực lượng an ninh khiến gần 800 người thiệt mạng.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết, Canada và Anh cũng đang công bố các biện pháp trừng phạt tương tự đối với các quan chức quân đội Myanmar.
Kể từ tháng 2, Mỹ và các nước phương Tây khác đã áp lệnh trừng phạt các thành viên lãnh đạo của quân đội Myanmar cũng như các doanh nghiệp nhà nước tài trợ cho chế độ này.
Trong động thái liên quan, ngày 18/5, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ cân nhắc một dự thảo nghị quyết không ràng buộc kêu gọi "đình chỉ ngay lập tức” việc chuyển giao vũ khí cho quân đội Myanmar.
Theo AFP, nghị quyết kêu gọi "đình chỉ ngay lập tức việc cung cấp, bán hoặc chuyển giao trực tiếp và gián tiếp tất cả vũ khí, đạn dược và các thiết bị liên quan đến quân sự khác cho Myanmar”.
(Theo VOV)
Quân đội Israel ồ ạt không kích vào dải Gaza, đánh sập đường hầm và hạ sát chỉ huy cấp cao của dân quân Palestine.
Nhà virus học Shahid Jameel rời chức chủ tịch nhóm cố vấn do chính phủ Ấn Độ thành lập sau nhiều tuần phê phán cách chính phủ ứng phó Covid-19.
Tổng Thư ký OIC cho biết các bước đi của Israel không giúp ích cho các nỗ lực của tiến trình hòa bình, mà thay vào đó chỉ phá hủy các nỗ lực nhằm đạt một giải pháp hợp lý, toàn diện và lâu dài.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky ngày 15-5 khẳng định nước này sẵn sàng cung cấp địa điểm ở Moscow để tổ chức các cuộc đàm phán hòa giải giữa Israel và Palestine.