Bộ trưởng tài chính các nước Mỹ, Đức, Pháp, Ai len… đã lên tiếng hoan nghênh, bày tỏ ủng hộ thỏa thuận này.
|
Bộ trưởng Tài chính Mỹ
|
Thỏa thuận quốc tế mang tính lịch sử về cải cách hệ thống thuế doanh nghiệp toàn cầu, trong đó có cam kết mức thuế tối thiểu toàn cầu ít nhất là 15% vừa được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Anh.
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, G7 đã đạt được một cam kết quan trọng, chưa từng có hướng tới mức thuế tối thiểu toàn cầu nhằm chấm dứt cuộc chạy đua xuống đáy về áp thuế doanh nghiệp.
"G7 đã đi một bước đi quan trọng chấm dứt những yếu tố gây hại bằng cách đưa ra các cam kết mang lại dấu ấn to lớn trong việc thúc đẩy thỏa thuận cải cách hệ thống thuế doanh nghiệp toàn cầu. Mức thuế tối thiểu toàn cầu sẽ chấm dứt cuộc chạy đua xuống đáy về áp thuế doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo công bằng cho các tầng lớp lao động cũng như giới trung lưu ở Mỹ và trên thế giới”, bà Janet Yellen nhấn mạnh.
Trong các dòng trạng thái đăng tải trên tài khoản Twitter, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire và Bộ trưởng Tài chính Ireland Paschal Donohoe đều đánh giá cao thỏa thuận.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho rằng, thỏa thuận này là điểm khởi đầu và trong những tháng tới, Pháp sẽ cố gắng để mức thuế doanh nghiệp tối thiểu này cao nhất có thể. Trong khi Bộ trưởng Tài chính Ireland Paschal Donohoe thì cho rằng, thỏa thuận này là vì lợi ích của mọi người. Và đây là một thỏa thuận bền vững, tham vọng và bình đẳng đối với cấu trúc thuế quốc tế.
Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz cùng ngày cũng đánh giá thỏa thuận lịch sử của G7. Theo ông Olaf Scholz, các doanh nghiệp sẽ không còn có thể trốn thuế bằng cách khai báo lợi nhuận sang những nước có mức thuế thấp./.
Theo VOV
Ngày 5/6 (theo giờ địa phương), hơn 150 trận động đất nhỏ đã được ghi nhận tại một khu vực nông thôn thuộc phía Nam bang California, Mỹ.
Trong số tất cả các vấn đề gây bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát tới nay, những câu hỏi về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 được xem là vấn đề nhạy cảm nhất. Trung Quốc năm 2020 đã đáp trả đồng minh của Mỹ, Australia, sau khi nước này đề nghị một cuộc điều tra độc lập đối với nguồn gốc virus SARS-CoV-2, bằng việc áp thuế xuất khẩu đối với rượu vang và lúa mạnh của Australia.
Tổng thống Joe Biden ký lệnh hành pháp cấm người Mỹ đầu tư vào 59 công ty Trung Quốc, bao gồm cả tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei và nhiều nhà sản xuất vũ khí.
Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liz Truss nêu rõ: “Thỏa thuận hôm nay sẽ tạo ra lực đẩy lớn trong hoạt động thương mại của chúng ta với Na Uy, Iceland và Liechtenstein..."