Châu Âu nỗ lực ngăn chặn làn sóng lây nhiễm biến thể Delta

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/7/2021 | 9:58:57 AM

Trong thời gian gần đây, châu Âu đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm Covid-19 mới do biến thể Delta của virus SARS-CoV-2. Lo ngại trước tình hình này, các quốc gia ở lục địa già đã tung ra những chiến lược mới nhằm bảo đảm mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Thẻ xanh là tấm vé thông hành để người dân Italy đến các địa điểm văn hóa, giải trí.
Thẻ xanh là tấm vé thông hành để người dân Italy đến các địa điểm văn hóa, giải trí.

Để ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, một số nước châu Âu đã đưa ra các hạn chế đối với những người chưa tiêm vaccine phòng Covid-19. Đơn cử như Italy, từ ngày 6-8 tới, theo sắc lệnh của Chính phủ nước này, người dân phải xuất trình thẻ xanh (green pass) để vào rạp chiếu phim, viện bảo tàng, bể bơi trong nhà, sân vận động thể thao hoặc ăn trong nhà tại các nhà hàng. 

Với hình thức được in ra giấy hoặc kỹ thuật số, thẻ xanh chứa đựng các thông tin như chứng nhận tiêm vaccine, kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính hay xác nhận có kháng thể từ lần nhiễm bệnh trước. Các chủ doanh nghiệp sẽ phải thực thi quy định này hoặc đối mặt với các khoản phạt nặng. 

Theo The Guardian, Thủ tướng Italy Mario Draghi nhấn mạnh: "Biến thể Delta là một thách thức lớn khi tỷ lệ lây nhiễm tiếp tục lan và thống trị ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tôi mong muốn người dân Italy sẽ thực hiện tiêm chủng đầy đủ. Nếu không, chúng ta có thể phải tiếp tục áp dụng lại các biện pháp phong tỏa”. Ông Francesco Figliuolo, quan chức phụ trách đối phó với đại dịch Covid-19 của Italy cho biết, quyết định của Chính phủ nước này đã khiến số lượng người đăng ký tiêm vaccine tăng vọt, có nơi tăng đến 200%.

Chính phủ các nước châu Âu đang nỗ lực giải quyết tình trạng lưỡng lự trong tiêm chủng ở một số người dân nhằm tránh việc áp dụng các biện pháp phong tỏa vốn sẽ gây thiệt hại cho các nền kinh tế ở lục địa già. Trước Italy, Pháp đã ra quy định sử dụng giấy thông hành y tế trong các hoạt động xã hội thường ngày từ 21-7. Theo đó, chỉ những người tiêm đủ hai liều vaccine phòng Covid-19 và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ mới được ra vào các cơ sở văn hóa và giải trí. 

Từ đầu tháng 8, quy định này sẽ được áp dụng cho các nhà hàng, trung tâm mua sắm, trên tàu và máy bay cũng như ở bệnh viện và các nhà dưỡng lão. "Chúng ta phải hướng đến việc tiêm chủng cho tất cả người dân Pháp. Đó là cách duy nhất để hướng tới một cuộc sống bình thường”, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, biến thể Delta đang chiếm ưu thế ở phần lớn châu Âu. Trong một tuyên bố, WHO nêu rõ: "Biến thể Delta đang di chuyển nhanh chóng trên khắp châu Âu và hiện đã trở thành chủng virus chiếm ưu thế nhất trên hầu hết khu vực”. Cơ quan khu vực châu Âu của WHO và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) gần đây cho biết, dựa trên dữ liệu thu thập từ ngày 28-6 đến 11-7, biến thể Delta hiện đã có mặt ở 19/28 nước châu Âu với tỷ lệ 68,3% trong các mẫu dương tính. Trước đó, hồi tháng 6 vừa qua, ECDC dự đoán đến đầu tháng 8 tới đây sẽ có 70% số ca mắc mới tại châu Âu nhiễm biến thể Delta và con số này sẽ lên tới 90% vào cuối tháng 8.

Trong bối cảnh biến thể Delta làm tăng mạnh các ca mắc mới tại nhiều quốc gia châu Âu, WHO và ECDC khuyến cáo các quốc gia châu Âu cần tăng cường các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của biến thể này và đẩy mạnh các chương trình tiêm chủng. Theo Euronews, Tiến sĩ Hans Kluge, Giám đốc khu vực châu Âu của WHO, cho biết: "Chúng ta đang thấy sự gia tăng đáng kể các trường hợp liên quan đến biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao. Bất chấp những nỗ lực to lớn của các quốc gia châu Âu trong việc tiêm chủng cho người dân ở khu vực, hàng triệu người vẫn chưa tiêm chủng và do đó có nguy cơ phải nhập viện”. Về phần mình, Tiến sĩ Andrea Ammon, Giám đốc ECDC nói thêm: "Chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác và có trách nhiệm chung để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Điều này có nghĩa là cần tiêm chủng đầy đủ cũng như duy trì việc rửa tay, tránh chỗ đông người và đeo khẩu trang”.

(Theo QĐND)

Các tin khác

Bộ Bảo vệ môi trường Israel ngày 25-7 đã quyết định hoãn thực thi một thỏa thuận vận chuyển dầu đã ký với Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), qua đó đóng băng dự án vốn khiến nhiều nhà hoạt động môi trường phản đối.

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản.

Khi trình giấy chứng nhận vaccine COVID-19 tại thời điểm cấp thị thực (visa) hoặc nhập cảnh, người nhập cảnh sẽ được miễn áp dụng biện pháp xét nghiệm PCR COVID-19 và cách ly tại địa điểm chỉ định.

Số người tử vong vì Covid-19 ở Indonesia tăng mạnh khi hệ thống y tế quá tải trong đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.

Giới chức Indonesia gia hạn lệnh phong tỏa một phần thêm một tuần, đồng thời chuẩn bị thêm giường bệnh điều trị tích cực để sẵn sàng đối phó với kịch bản "tồi tệ nhất" do làn sóng Covid-19 gây ra.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sherman. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ

Ngày 25/7, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman lên đường đến thăm Trung Quốc và dự kiến có cuộc gặp với Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại thành phố Thiên Tân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục