Afghanistan: Người đồng tính và chuyển giới đi về đâu?

  • Cập nhật: Chủ nhật, 26/9/2021 | 8:11:30 AM

Cô Laila, một phụ nữ chuyển giới ở Afghanistan, đưa tay lau hàng nước mắt: “Tôi vô cùng sợ hãi. Nó giống như một cơn ác mộng. Tôi không cảm thấy an toàn ngay cả trong phòng của mình. Tôi sợ Taliban. Mỗi khi tôi nhìn thấy họ, tôi cảm giác như họ sẽ biết tôi là ai, và họ sẽ đến đánh đập tôi hoặc tống tôi vào tù”.

Các thành viên đồng tính và chuyển giới cầm cờ ủng hộ người Afghanistan, tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 25/8/2021
Các thành viên đồng tính và chuyển giới cầm cờ ủng hộ người Afghanistan, tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 25/8/2021

Sau cuộc rút quân hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan vào tháng 8, cô Laila không còn là một trường hợp cá biệt. Anh Rehmat, một người đồng tính nam, cho biết: "Cuộc sống của chúng tôi đang gặp nguy hiểm. Chúng tôi sợ có điện thoại di động. Tôi rất lo rằng khi những số lạ gọi đến, đó có thể là Taliban”.

Có tin đồn rằng Taliban đang lừa những người đồng tính nam gặp họ bằng cách liên hệ với họ trên mạng xã hội với lời hứa sẽ giúp trốn khỏi Afghanistan. Điều này đã gây ra sự hoảng loạn trong cộng đồng đồng tính của đất nước, với nhiều người đang lẩn trốn. Nguy cơ bị các thế lực cực đoan truy tìm để bỏ tù họ, thậm chí giết họ là có thật.

Nội các mới của Taliban chỉ bao gồm nam giới - một số bị cáo buộc các tội ác chống lại loài người và bao gồm một cơ quan cảnh sát tôn giáo gọi là Bộ Tuyên truyền Đức hạnh và Phòng chống Tệ nạn. Taliban đang đi đến từng nhà để xác định bất cứ ai mà họ cảm thấy là một mối đe dọa đối với "tiểu vương quốc Hồi giáo” của họ. Nhiều người đồng tính và chuyển giới hiện đang liên tục chuyển nơi ở và thay đổi danh tính để bảo vệ bản thân và gia đình, vì sợ hàng xóm và họ hàng xa sẽ báo cáo họ.

Một số phụ nữ chuyển giới đang nuôi râu trở lại, trong khi một số người đồng tính nữ cho biết họ đang chịu áp lực phải trở nên "nữ tính hơn”. Trước đây, họ có thể giữ kín danh tính của mình nhờ làm một bacha posh - một tập tục ở Afghanistan: khi một gia đình không có con trai, họ sẽ chọn một trong những đứa con gái để sống và cư xử như con trai.

"Tôi không nghĩ rằng mình có thể giả vờ là một bacha posh nữa. Taliban không thích điều ấy. Nếu họ phát hiện ra tôi là người đồng tính nữ, họ sẽ rất tức giận. Tôi cũng là một người Hazara (người Hồi giáo dòng Shia thiểu số, thường bị những kẻ cực đoan nhắm vào), vì vậy mọi thứ càng khó khăn hơn cho tôi. Họ có thể hãm hiếp và giết tôi”, cô Sunita, một người đồng tính nữ cho biết. "Một nhóm Taliban trang bị vũ trang đã đến nhà tôi sau khi tôi trốn đi. Họ nói chuyện với gia đình tôi và yêu cầu họ tiết lộ nơi ở của tôi, nếu không họ sẽ trừng phạt tất cả mọi người. Họ phát hiện ra thân phận của tôi thông qua một người hàng xóm”.

"Chúng tôi là những người bình thường, rất bình thường”, cô nói. "Chúng tôi không biết làm thế nào để mua một khẩu súng; chúng tôi chưa bao giờ cầm súng trong đời”.

Ông Nemat Sadat, một nhà hoạt động cho quyền lợi người đồng tính Afghanistan hiện đang sống ở Mỹ, cho biết: "Taliban sẽ không có lòng khoan dung dành cho những người đồng tính và chuyển giới một khi họ thực thi luật Sharia. Với sự tiếp quản của Taliban, có hàng trăm nghìn người đồng tính và chuyển giới mất kế sinh nhai và bị buộc phải ở nhà”, ông Sedat giải thích. "Họ lo rằng mình sẽ hết lương thực và tiền và sẽ chết đói, hoặc cuối cùng Taliban sẽ đến gõ cửa nhà họ và lôi họ đi và tra tấn họ đến chết cho công chúng xem”.

Cô Laila cho biết gia đình cô đã mất tất cả. "Mẹ tôi từng làm việc cho Bộ Phụ nữ, nhưng Taliban đã đóng cửa văn phòng”, cô nói. "Tôi là người kiếm tiền duy nhất trong gia đình. Tôi từng là một giáo viên. Bây giờ, tôi làm mọi thứ có thể để cung cấp thức ăn và trả tiền thuê nhà. Đôi khi, tôi không thể tìm được việc làm và phải nhịn đói. Tôi bị cấm làm việc vì chủ của tôi cũng lo sợ cho tính mạng của ông ấy”.

Vào thứ Sáu tuần trước, Taliban đã đóng cửa Bộ Phụ nữ và thay thế vào đó là một bộ tai tiếng do việc thực thi giáo lý tôn giáo nghiêm khắc trong lần cai trị đầu tiên của họ hai thập kỷ trước.

"Tôi đã từng phụ cha tôi việc ở công trường, nhưng giờ tôi không thể làm điều đó nữa”, cô Sunita nói. Cha tôi đã được yêu cầu dừng lại vì mọi người sợ rằng nếu ai đó phàn nàn với Taliban rằng tôi là một cô gái ăn mặc như con trai, tất cả sẽ gặp rắc rối”.

"Đất nước của tôi lúc này giống như một địa ngục thực sự”, cô Leila nói. "Tôi ước mình có thể thoát ra nhưng mọi cánh cửa đều đã đóng. Tôi nghĩ rằng tôi đang mắc kẹt trong một vòng tròn vô tận”.

Tất cả tên và địa điểm đã được thay đổi để bảo vệ danh tính của những người được phỏng vấn cho bài báo này.

(Theo TP)

Các tin khác
Sân bay La Habana (Cuba) đón khách quốc tế trở lại.

Cuba chuẩn bị cho phép mở cửa trở lại các nhà hàng, trung tâm mua sắm và các bờ biển tại các tỉnh có số lượng ca mắc mới giảm dần thời gian qua. Việc nới lỏng các biện pháp hạn chế trong thời kỳ phong tỏa được đưa ra khi quốc gia này chuẩn bị đón mùa cao điểm du lịch.

Sảnh đến vắng lặng ở sân bay Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan).

Việc chính phủ Thái Lan thay đổi thời điểm đón khách quốc tế khiến các doanh nghiệp du lịch càng thêm thiệt hại, cả về chi phí chuẩn bị mở cửa lẫn uy tín với đối tác nước ngoài.

Cổ động bầu cử tại Berlin, Đức. Nguồn: Reuters.

Theo kế hoạch, đúng 18h ngày 26/09 theo giờ địa phương tại Đức, các điểm bỏ phiếu sẽ đóng cửa và kết quả sơ bộ ban đầu sẽ được các hãng thăm dò công bố ngay sau đó.

Thủ tướng Đức Angela Merkel trong chuyến thăm Albania ngày 14/9 (Ảnh: AP).

Sau 16 năm liên tục nắm giữ chiếc ghế quyền lực nước Đức, Thủ tướng Angela Merkel đã để lại những dấu ấn đậm nét trên chính trường nước Đức cũng như khu vực châu Âu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục