Tàu sân bay hạt nhân Mỹ ghé Singapore sau 3 năm vắng bóng

  • Cập nhật: Thứ bảy, 23/7/2022 | 6:03:47 AM

USS Ronald Reagan, một trong những tàu sân bay lớn nhất của Mỹ và chạy bằng năng lượng hạt nhân, đã ghé cảng Changi của Singapore ngày 22-7. Đây là lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Mỹ đến Singapore kể từ năm 2019.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan được lai dắt vào cảng Changi ngày 22-7.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan được lai dắt vào cảng Changi ngày 22-7.

Siêu tàu sân bay của Mỹ đã hoạt động liên tục trên biển kể từ khi rời cảng ở đảo Guam hồi cuối tháng 6. 

Con tàu đã có một số hoạt động "đảm bảo an ninh hàng hải" trong thời gian trên Biển Đông trước khi đến Singapore, thông báo ngày 22-7 của Hạm đội 7 Mỹ cho biết thêm.

Do chạy bằng năng lượng hạt nhân nên USS Ronald Reagan có thể hoạt động trong thời gian dài. Hạn chế duy nhất của nó chỉ là nguồn thực phẩm và nước uống có hạn.

Theo báo Straits Times, tàu sân bay Mỹ sẽ ở Singapore "vài ngày" để bổ sung, tiếp liệu nhu yếu phẩm và để thủy thủ đoàn nghỉ ngơi sau hải trình nhiều ngày liền. Phía Mỹ từ chối cho biết thời gian chính xác con tàu ở Singapore vì lý do an ninh.

Trong bài phát biểu ngắn gọn tại cảng Changi, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro đã ca ngợi mối quan hệ bền chặt giữa Mỹ và Singapore.

Ông Del Toro cũng tiết lộ chuyến thăm của ông tới Singapore một mặt nhằm cảm ơn Singapore đã tiếp đón các lực lượng luân phiên của Mỹ như tàu tác chiến ven bờ USS Charleston trong mấy năm qua.

Mặt khác, chuyến đi cũng nhằm tìm hiểu quan điểm của Singapore về an ninh khu vực và xác định những thách thức mà hai bên có thể cùng nhau giải quyết.

Sau Singapore, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro sẽ thăm Thái Lan và Philippines để thảo luận cách tăng cường hợp tác giữa Mỹ với hai nước.

USS Ronald Reagan hiện là tàu sân bay triển khai tiền phương duy nhất của hải quân Mỹ. Con tàu thuộc lớp Nimitz, có thể mang theo khoảng 100 máy bay và thủy thủ đoàn gần 5.000 người.

(Theo TTO)

Các tin khác
Thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở Izmail, vùng Odessa, Ukraine.

Thỏa thuận giữa Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc về việc nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc cho các thị trường quốc tế qua Biển Đen đã được ký tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 21/7, Uỷ ban Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhóm họp lần thứ 2 trong nhiều tuần để xem xét việc có nên công bố đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ là khủng hoảng toàn cầu.

Thỏa thuận nối lại xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua các cảng ở Biển Đen sẽ đươc ký trong ngày 22/7.

Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong ngày 22/7, Ukraine, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres sẽ ký thỏa thuận nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen.

Thủ tướng Sri Lanka Dinesh Gunawardena.

Ông Gunawardena, nghị sỹ đảng cầm quyền Podujana Peramuna (SLPP), đã tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Colombo trước sự chứng kiến của Tổng thống Ranil Wickremesinghe và các nghị sỹ khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục