Hai người dẫn dắt các cuộc biểu tình lớn ở Sri Lanka dẫn tới việc lật đổ cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa bị cảnh sát bắt giữ trong khi Quốc hội nước này quyết định tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp đến giữa tháng 8.
|
Cựu tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã bỏ trốn khỏi đất nước và từ chức sau khi hàng chục nghìn người biểu tình xông vào dinh tổng thống ở thủ đô Colombo hôm 9-7.
|
Theo hãng tin AFP, cảnh sát Sri Lanka đã bắt giữ hai nhà hoạt động dẫn đầu các cuộc biểu tình lớn, trong khi Quốc hội phê duyệt gia hạn tình trạng khẩn cấp, được áp dụng để đảm bảo trật tự trong nước tới giữa tháng 8.
Hôm 27-7, cảnh sát Sri Lanka thông báo đã bắt giữ Kusal Sandaruwan và Weranga Pushpika, hai nhà hoạt động dẫn dắt các cuộc biểu tình lớn dẫn tới việc lật đổ cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, với cáo buộc tụ tập trái phép.
Trước đó một ngày, thủ lĩnh sinh viên Dhaniz Ali cũng bị bắt khi lên chuyến bay tới Dubai. Cảnh sát tuyên bố lệnh bắt giữ do tòa chỉ định vì liên quan tới một vụ án nhưng không nói thêm chi tiết.
Cựu Tổng thống Rajapaksa đã buộc phải chạy trốn khi hàng chục nghìn người biểu tình xông vào dinh tổng thống ở thủ đô Colombo hôm 9-7 để phản đối cách chính quyền ông Rajapaksa xử lý cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử Sri Lanka.
Ông Rajapaksa bay tới Singapore và gửi thư từ chức, còn người kế nhiệm ông là ông Ranil Wickremesinghe tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cam kết áp dụng biện pháp cứng rắn với "những kẻ gây rối".
Nhiều video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy hàng xấp tiền giấy bị bỏ lại trong dinh tổng thống sau khi ông Rajapaksa bỏ trốn. Cảnh sát cũng công bố ảnh 14 nghi phạm bị truy nã vì liên quan tới vụ đốt phá dinh thự của ông Wickremesinghe.
Cũng trong ngày 27-7, Quốc hội Sri Lanka đã bỏ phiếu gia hạn tình trạng khẩn cấp tới giữa tháng 8, cho phép quân đội tiếp tục bắt và giam giữ nghi phạm trong thời gian dài.
Sự tức giận của người dân kéo dài suốt nhiều tháng trước khi bùng phát thành cuộc biểu tình lớn vào ngày 9-7 yêu cầu chấm dứt sự cai trị của chính quyền ông Rajapaksa.
Cựu tổng thống Sri Lanka bị chỉ trích vì quản lý yếu kém, đẩy kinh tế đất nước vào tình thế khó khăn sau khi cạn kiệt nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.
22 triệu người dân Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng mất điện, lạm phát kỷ lục, thiếu lương thực, nhiên liệu và xăng dầu. Những người biểu tình cũng yêu cầu Tổng thống Wickremesinghe từ chức, cáo buộc ông bảo vệ gia tộc Rajapaksa, những người đã kiểm soát chính trường Sri Lanka suốt hai thập kỷ qua.
(Theo PLO)
Ukraine xác nhận mất quyền kiểm soát nhà máy nhiệt điện Vuhlehirsk tại tỉnh Donetsk, đồng thời cho rằng đây chỉ là một lợi thế chiến thuật nhỏ của Nga.
Ngày 27-7, Thượng viện Mỹ thông qua dự luật sâu rộng để trợ cấp cho ngành công nghiệp bán dẫn trong nước, với hy vọng tạo động lực cho các công ty khi họ cạnh tranh với Trung Quốc.
Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm với các triệu chứng bao gồm chảy máu mắt, đau dạ dày, đau đầu và nôn mửa.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố Moscow sẵn sàng đàm phán với Ukraine về việc chấm dứt xung đột.