EU sẽ khuyến khích các nước Đông Nam Á hoàn thành vai trò chính trong chuỗi cung ứng cho phương Tây, dựa trên ý tưởng "giao hữu" giữa các quốc gia.
|
Ảnh minh họa.
|
Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ lần đầu tiên tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo các nước thành viên vào tháng 12 tới để thảo luận về việc mở rộng hỗ trợ thương mại và cơ sở hạ tầng khi EU tìm cách tăng cường quan hệ với ASEAN.
Tờ Nikkei dẫn lời một quan chức EU cho biết hội nghị thượng đỉnh này sẽ khai mạc vào ngày 14/12 tại Brussels.
Tại hội nghị, EU và ASEAN muốn phát triển chuỗi cung ứng. Đại dịch đã làm đình trệ quá trình nhập khẩu các sản phẩm y tế và linh kiện ô tô vào EU, do vậy khối này dự kiến sẽ cung cấp các thỏa thuận hợp tác kinh tế và viện trợ cơ sở hạ tầng cho các nước Đông Nam Á.
EU sẽ khuyến khích các nước Đông Nam Á hoàn thành vai trò chính trong chuỗi cung ứng cho phương Tây, dựa trên ý tưởng "giao hữu" giữa các quốc gia.
EU có các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực với các nước thành viên ASEAN là Singapore và Việt Nam, đồng thời đang tìm cách đẩy nhanh các cuộc đàm phán tương tự với Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan.
Một mạng lưới thương mại tự do được mở rộng sẽ đa dạng hóa chuỗi cung ứng và giảm bớt sự phụ thuộc của EU vào các cường quốc giàu tài nguyên.
EU đã ký một thỏa thuận rộng rãi với Trung Quốc vào tháng 12/2020 liên quan đến hợp tác đầu tư, nhưng EU đã trì hoãn việc phê chuẩn thỏa thuận này do những trắc trở trong quan hệ với Bắc Kinh.
ASEAN là một trong những đối tác thương mại lớn của EU khi kết hợp cả 10 thành viên của ASEAN. Dữ liệu của LHQ cho thấy EU và ASEAN đã giao dịch lượng hàng hóa trị giá 250 tỷ USD vào năm ngoái, mặc dù con số này vẫn ít hơn Trung Quốc, Mỹ và Nga.
Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 45 năm Cộng đồng Kinh tế Châu Âu, tiền thân của EU, thiết lập quan hệ chính thức với ASEAN. Trong bối cảnh hiện nay, ASEAN có ý nghĩa lớn hơn đối với EU trên các mặt trận kinh tế, ngoại giao và an ninh.
Một quan chức cấp cao của EU cho biết EU cũng sẽ tăng cường hợp tác với ASEAN về tự do hàng hải ở Biển Đông và kiểm soát xuất khẩu bao gồm công nghệ nhạy cảm có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Những nỗ lực này dựa trên chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của liên minh được thông qua vào năm 2021.
(Theo Vietnam+)
Thủ tướng Malaysia nhấn mạnh Malaysia, Việt Nam và Philippines nằm trong số những quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách của Trung Quốc, đặc biệt liên quan tới cái gọi là "đường 9 đoạn".
Ngày 23/8, Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) thông báo đã phóng thành công vào quỹ đạo vệ tinh Sáng Tân-16 do Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc phát triển.
Phụ nữ trên khắp thế giới đang tham gia phong trào đăng video mình vui vẻ nhảy múa để ủng hộ bà Sanna Marin, 36 tuổi, thủ tướng Phần Lan, sau khi bà bị chỉ trích vì "quẩy" hết mình trong một bữa tiệc với bạn bè.
Bộ Ngoại giao Cyprus nêu rõ nước này và các quốc gia EU khác có các cộng đồng người nói tiếng Nga, do đó việc cấm thị thực đối với công dân Nga sẽ cắt đứt sự liên hệ giữa họ và gia đình, bạn bè ở Nga.