Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh tăng quy mô các lực lượng vũ trang của Nga lên gần 2,04 triệu người, có hiệu lực từ đầu năm sau.
|
Tổng thống Nga Putin dự cuộc họp trực tuyến ở Moskva ngày 9/8.
|
Theo sắc lệnh được công bố trên cổng thông tin lập pháp của chính phủ Nga hôm nay, Nga sẽ bổ sung thêm 137.000 quân nhân chiến đấu, nhưng không tăng đội ngũ nhân viên dân sự làm việc trong lực lượng vũ trang.
Với quyết định này, quân số chiến đấu của Nga kể từ ngày 1/1/2023 sẽ tăng lên 1,15 triệu. Quy mô quân đội Nga, cả nhân viên quân sự và dân sự, sẽ tăng từ 1,9 triệu hiện nay lên gần 2,04 triệu.
Sắc lệnh được ký vào thời điểm căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng do chiến dịch quân sự ở Ukraine. Sắc lệnh không nêu rõ lý do tăng quân, nhưng quân đội Nga đang tập trung giành thêm các vùng lãnh thổ ở miền đông Ukraine.
Lần gần nhất Tổng thống Putin quyết định tăng quy mô quân đội Nga là vào tháng 11/2017, khi số lượng quân nhân chiến đấu được ấn định 1,01 triệu người.
Nga coi các trường hợp tử vong trong quân đội là bí mật quốc gia và không cập nhật thường xuyên số liệu thương vong trong cuộc chiến ở Ukraine. Hồi cuối tháng 3, Nga cho biết 1.351 binh sĩ đã thiệt mạng.
Các ước tính của phương Tây cho biết con số thực tế có thể gấp 10 lần, trong khi Ukraine nói rằng ít nhất 45.000 lính Nga đã thương vong kể từ khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2.
Ukraine cũng không thường xuyên công bố thông tin số binh sĩ tử trận, song người tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine đầu tuần này nói rằng gần 9.000 quân nhân đã thiệt mạng trong 6 tháng chiến sự.
Sắc lệnh của ông Putin không nói rõ việc tăng số lượng quân nhân phải đạt được như thế nào, nhưng chỉ thị các cơ quan chính phủ phân bổ ngân sách tương ứng. Theo báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Nga có 900.000 quân nhân tại ngũ hồi đầu năm nay và hai triệu lính dự bị trong vòng 5 năm qua.
(Theo VnExpress)
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, số ca bệnh đậu mùa khỉ được báo cáo trên toàn cầu đã giảm 21% trong tuần vừa qua.
Ngày 25/8, Giám đốc Cơ quan Cảnh sát quốc gia (NPA) của Nhật Bản, ông Itaru Nakamura, thông báo ông sẽ từ chức để nhận trách nhiệm về vụ cố Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát.
Trong 8 năm, dường như không có gì có thể làm lung lay quyền lực của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, người lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014 rồi vượt qua một cuộc bầu cử nóng bỏng. Những đợt biểu tình rầm rộ trên phố và 4 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đã thay đổi tất cả.
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Anucha Burapachaisri, ngày 24-8, cho biết, Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwon hiện là Thủ tướng tạm quyền cho đến khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về nhiệm kỳ thủ tướng của Đại tướng Prayut Chan-o-cha.