Châu Âu thiếu điện, máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới nguy cơ dừng hoạt động

  • Cập nhật: Thứ hai, 5/9/2022 | 2:24:08 PM

Các nhà khoa học tại tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) lo ngại họ có thể phải dừng hoạt động máy gia tốc hạt trong bối cảnh cả châu Âu thiếu điện.

Một phần của máy gia tốc hạt LHC nằm bên phía biên giới Thụy Sĩ.
Một phần của máy gia tốc hạt LHC nằm bên phía biên giới Thụy Sĩ.

Hãng tin RT dẫn lời người đứng đầu ban quản lý năng lượng của CERN, Serge Claudet cho biết, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu đang ảnh hưởng đến hoạt động của máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới Large Hadron Collider (LHC).

Còn tờ Wall Street Journal đưa tin ngày 4/9, CERN đang nghiên cứu các kế hoạch dự phòng mà theo đó, LHC có thể bị ngừng hoạt động để giảm tiêu thụ năng lượng vào thời gian cao điểm.

"Mối quan tâm của chúng tôi là sự ổn định của lưới điện, vì chúng tôi làm tất cả những gì có thể để ngăn mất điện trong khu vực của chúng tôi. Tuy nhiên, các nhà khoa học sẽ tìm cách duy trì hoạt động của LHC và cố gắng tránh đóng đột ngột cỗ máy trị giá 4,4 tỷ USD này”, ông Serge Claudet nói.

LHC là một trong 8 máy gia tốc hạt được đặt bên trong khu phức hợp của CERN nằm giữa biên giới Pháp và Thụy Sĩ. Đây cũng là một trong những cơ sở tiêu thụ điện lớn nhất của Pháp khi cần khoảng 200 megawatt điện trong thời gian hoạt động cao điểm. Toàn bộ thành phố Geneva gần đó chỉ tiêu thụ khoảng gấp ba lần số điện này.

CERN đang hy vọng đạt được thỏa thuận với nhà cung cấp điện là tập đoàn điện lực nhà nước Pháp EDF SA và muốn được thông báo trước ít nhất một ngày trong trường hợp họ phải giảm mức tiêu thụ điện.

Theo chiến lược hiện tại, CERN sẽ đóng các máy gia tốc khác để giảm 25% mức tiêu thụ điện nhằm giữ cho LHC hoạt động.

Cũng theo ông Serge Claudet, việc tắt LHC sẽ tiết kiệm thêm 25% điện nữa. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ làm chậm các thử nghiệm liên quan máy gia tốc hạt vài tuần, vì hoạt động này đòi hỏi một lượng lớn điện ngay cả khi máy không được sử dụng.

Châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng do loại bỏ nguồn cung năng lượng từ Nga. Nga cũng đã giảm xuất khẩu khí đốt sang châu Âu với lý do các vấn đề kỹ thuật liên quan đến các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt xung quanh cuộc xung đột ở Ukraine.

Pháp đang gặp những trở ngại về nguồn cung cấp điện bổ sung sau khi xảy ra sự cố tại các lò phản ứng hạt nhân tại một số nhà máy điện hạt nhân. 12 trong số này đã ngừng hoạt động để sửa chữa, tiếp tục làm giảm nguồn cung cấp điện của Pháp.

(Theo VTC)

Các tin khác
Bệnh viện Luz Medica, nơi điều trị các bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi lạ ở Argentina.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang giám sát 10 ca mắc bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân tại Argentina trong đợt bùng phát bệnh đến nay đã khiến 3 người tử vong.

Chính phủ Mỹ xác nhận sẽ tiếp tục giữ nguyên mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc do cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt, sau khi nhận được yêu cầu từ hàng trăm công ty Mỹ.

Ảnh minh họa về bão đổ bộ,

Trung Quốc đã nâng mức ứng phó với siêu bão Hinnamnor lên cấp III và mức ứng phó khẩn cấp thảm họa biển lên cấp II sau khi đưa ra dự báo cơn bão này có thể sẽ mạnh trở lại khi đổ bộ vào Trung Quốc.

Người dân CH Czech đổ ra Quảng trường Wenceslas ở trung tâm thủ đô Praha để biểu tình ngày 3.9

Khoảng 70.000 người ngày 3.9 đã tập trung tại thủ đô Praha của Cộng hòa (CH) Czech để biểu tình, kêu gọi kiểm soát giá năng lượng và phản đối NATO cùng EU.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục