Bộ trưởng Italy cho biết châu Âu đang nhập khẩu 3/4 khí đốt tự nhiên theo đường ống và "với tư cách là người mua lớn nhất thế giới, EU nên giúp định giá để bảo vệ các doanh nghiệp và công dân.”
|
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin (Đức), ngày 30/8/2022.
|
Ngày 11/9, Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Italy Roberto Cingolani tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) nên áp trần giá khí đốt đối với tất cả các nhà xuất khẩu vì việc nhắm mục tiêu vào xuất khẩu khí đốt đang giảm dần của Nga sang châu Âu là "vô nghĩa."
Phát biểu với tờ la Repubblica, Bộ trưởng Cingolani nói: "Chỉ giới hạn (giá) đối với khí đốt của Nga là vô nghĩa. Khí đốt Nga hiện đang được chuyển đến châu Âu với số lượng rất nhỏ... Trong mọi trường hợp, chúng ta nên đưa ra một tín hiệu cho tất cả các nhà sản xuất.
Châu Âu đang nhập khẩu 3/4 khí đốt tự nhiên theo đường ống. Để công bằng, với tư cách là người mua lớn nhất thế giới, EU nên giúp định giá để bảo vệ các doanh nghiệp và công dân.”
Ông cũng cho biết thêm các quan chức châu Âu sẽ tiếp tục làm việc trong những ngày tới để đảm bảo việc áp dụng một mức trần giá trên diện rộng.
Trước đó hôm 9/9, ông Cingolani cho biết các bộ trưởng năng lượng EU đã trao cho Ủy ban châu Âu nhiệm vụ giới hạn giá khí đốt, đồng thời lưu ý đề xuất này sẽ có hiệu lực vào tháng 10.
Sau cuộc họp đó, 15 quốc gia thành viên EU đã lên tiếng ủng hộ mức trần giá chung cho khí đốt nhập khẩu, trong khi 3 quốc gia ủng hộ biện pháp này chỉ áp dụng đối với khí đốt của Nga và 5 quốc gia phản đối ý kiến này hoặc bày tỏ sự trung lập.
Nga không bán dầu khí cho các nước áp giá trần
Theo hãng thông tấn Tass của Nga, Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolay Shulginov tuyên bố nước này sẽ không bán dầu mỏ hoặc khí đốt cho những nước áp giá trần.
Trong cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình Rossiya-1, ông Shulginov nêu rõ: "Chúng tôi chắc chắn sẽ không bán lỗ hoặc thấp hơn giá thành. Điều đó là không thể."
Trước đó ngày 9/9, Bộ trưởng Năng lượng các nước Liên minh châu Âu (EU) đã họp tại Brussels (Bỉ) để tìm kiếm thỏa thuận về các biện pháp bảo vệ người dân trước giá năng lượng quá cao và ngăn chặn các công ty năng lượng phá sản trong bối cảnh Nga dần cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu.
Các nhà ngoại giao EU cho biết các nước thành viên nhìn chung ủng hộ đề xuất giúp các nhà cung cấp điện không bị phá sản do khó khăn thanh khoản nhưng các nước vẫn chia rẽ về kế hoạch áp giá trần đối với khí đốt của Nga.
(Theo Vietnam+)
Ngày 11/9, Ngân hàng Trung ương Anh thông báo, Anh sẽ thay thế các tờ tiền giấy và tiền xu có hình chân dung Nữ hoàng Elizabeth II bằng tiền in hình Vua Charles III.
Thư viện, bảo tàng, công viên, trường nghệ thuật và rạp chiếu phim Moskino đã chuẩn bị tổng cộng 420 sự kiện cho lễ hội "Moskva trong chuyển động" nhân dịp sinh nhật lần thứ 875 của Moskva.
Hàng nghìn người dự kiến có mặt tại chân tòa tháp đôi cũ ở New York, 3 địa điểm đã bị tấn công khác ở Mỹ để tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố 11/9 vào 21 năm trước.
Ấn Độ và Trung Quốc ngày 9/9 đã đồng ý tháo dỡ các cơ sở hạ tầng quân sự và cấu trúc tạm thời tại khu vực Điểm tuần tra-15 (PP-15) ở khu vực Gogra-Hotsprings, phía Đông vùng Lãnh thổ liên bang Ladakh.