Chính phủ Séc hôm qua đã mở rộng kiểm soát tại biên giới với Slovakia thêm 45 ngày tức đến ngày 12/12.
|
Ảnh minh họa.
|
Trong một thông báo, Bộ Nội vụ Séc cho biết, Chính phủ đã gia hạn thêm 45 ngày các biện pháp mà họ đưa ra do sự gia tăng mạnh mẽ của di cư bất hợp pháp, gia tăng hoạt động xuyên biên giới của các nhóm buôn lậu có tổ chức và sự xấu đi của tình hình di cư và an ninh tại các biên giới bên ngoài của EU.
Việc gia hạn này sẽ được chia thành 2 giai đoạn bắt đầu từ ngày 29/10. Theo đó, các biện pháp bảo vệ biên giới hiện tại sẽ tiếp tục có hiệu lực ngay lập tức trong 15 ngày đầu, tức là cho đến ngày 12/11.
Trong giai đoạn đầu, 80 binh sĩ đang làm nhiệm vụ tại ngũ và 60 thành viên của Cơ quan Hải quan Cộng hòa Séc sẽ tiếp tục giúp cảnh sát bảo vệ biên giới.
Trong 30 ngày tiếp theo, việc kiểm tra sẽ hoạt động theo một phần khác. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, Séc phải thông báo trước cho Ủy ban châu Âu về các biện pháp kiểm soát. Đối với phần này, tổng thời gian kiểm soát có thể kéo dài đến nửa năm, và trong một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài tối đa 2 năm.
Phát biểu sau cuộc họp của chính phủ, Thủ tướng Fiala cho biết, đó là một biện pháp mà chính phủ không muốn làm, nhưng tình hình thực tế đòi hỏi các biện pháp phải tiếp tục duy trì. Việc gia hạn là một giải pháp ngắn hạn và từng phần, điều này là cần thiết vào lúc này để bảo vệ an ninh ở Cộng hòa Séc. Ngay sau khi tình hình cho phép, chính phủ sẽ cố gắng mở lại biên giới. Theo ông Fiala, các biện pháp kiểm soát đã giúp làm giảm tình trạng di cư bất hợp pháp.
Chính phủ Séc đã bắt đầu triển khai các hoạt động kiểm soát biên giới với Slovakia từ ngày 29/9. Ban đầu kế hoạch này dự kiến sẽ hết hạn vào ngày 8/10. Tuy nhiên, chính phủ đã gia hạn tới ngày 28/10. Từ lúc bắt đầu kiểm tra cho đến sáng nay, các nhân viên cảnh sát đã kiểm tra hơn 773.000 người tại biên giới với Slovakia và phát hiện gần 5.500 người di cư bất hợp pháp.
(Theo VOV)
Ngân hàng Trung ương châu Âu hôm 27/10 đã công bố đợt tăng lãi suất thứ 3 liên tiếp trong năm nay với mức tăng 75 điểm cơ bản, đồng thời thu hẹp hỗ trợ cho các ngân hàng.
Biến đổi khí hậu sinh ra các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt (như nắng nóng, lũ lụt, mưa bão…) đã gây ra thiệt hại kinh tế hơn 145 tỷ euro cho Liên minh châu Âu (EU) trong thập kỷ qua.
Duma quốc gia, tức Hạ viện Nga, thông qua dự luật cho phép những người từng bị kết án được gia nhập quân đội Nga và đưa vị thế của các binh sĩ thuộc diện huy động ngang bằng với lính chuyên nghiệp.
Triều Tiên đã hoàn thành việc xây dựng một nhà máy sản xuất kem ở Bình Nhưỡng theo chỉ đạo của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, trong bối cảnh nền kinh tế đang chững lại trước các lệnh trừng phạt.