Quan chức Nga cảnh báo Moskva có những vũ khí để tiêu diệt bất kỳ kẻ thù nào, kể cả Mỹ, nếu sự tồn vong của Nga bị đe dọa.
|
Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev tham dự cuộc họp tại Moskva ngày 15/3.
|
"Các chính trị gia Mỹ mắc kẹt trong chính những ngôn từ tuyên truyền của họ. Họ tự tin rằng trong trường hợp xảy ra xung đột trực tiếp với Nga, Mỹ có khả năng tấn công tên lửa phủ đầu, khiến Nga không còn khả năng đáp trả. Điều này thật thiển cận, ngớ ngẩn và rất nguy hiểm", Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev nói với công báo Rossiiskaya Gazeta hôm 27/3.
Theo ông Patrushe, Nga kiên nhẫn và không đe dọa bất kỳ ai bằng lợi thế quân sự của mình. "Nhưng Nga sở hữu những vũ khí vô song hiện đại có khả năng hủy diệt bất kỳ kẻ thù nào, kể cả Mỹ, trong trường hợp xảy ra mối đe dọa đối với sự tồn vong của đất nước", quan chức Nga nhấn mạnh, song không nêu cụ thể loại vũ khí mà ông đề cập.
Những bình luận từ ông Patrushev là phát biểu mới nhất từ quan chức cấp cao Nga làm dấy lên lo ngại về cuộc đối đầu giữa hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 12/2022 cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân đang gia tăng, nhưng khẳng định Moskva chỉ dùng vũ khí hạt nhân để trả đũa, không phải khai chiến. Học thuyết hạt nhân của Nga nêu rõ nước này có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công nguyên tử hoặc phải đối mặt với một cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường đe dọa sự tồn vong của nhà nước Nga.
Tổng thống Putin cuối tuần qua thông báo Nga sẽ bố trí tên lửa hạt nhân chiến thuật ở nước đồng minh Belarus, quốc gia giáp biên giới với cả Ukraine và Nga. Vũ khí hạt nhân chiến thuật là loại đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, được sử dụng để đạt được lợi ích chiến thuật cụ thể trên chiến trường, thay vì gây tàn phá trên diện rộng
Ukraine chỉ trích động thái của Nga gây bất ổn ở nước láng giềng và yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về vấn đề này. NATO coi động thái của Nga là "nguy hiểm và vô trách nhiệm".
Tuy nhiên, Điện Kremlin tuyên bố những chỉ trích của phương Tây sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai của Nga ở Belarus.
Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby hôm 26/3 cho biết Mỹ vẫn theo dõi tình hình hàng ngày và tới nay chưa thấy vấn đề gì có thể khiến họ thay đổi tư thế răn đe chiến lược của mình. Ông nói thêm Washington cũng không thấy dấu hiệu Moskva có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.
Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington hôm 25/3 nhận định nguy cơ những căng thẳng hiện nay leo thang thành chiến tranh hạt nhân "vẫn ở mức rất thấp".
(Theo VnExpress)
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định tạm dừng kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi, sau một ngày hỗn loạn trên cả nước khi công nhân tham gia cuộc tổng đình công và hàng trăm ngàn người xuống phố biểu tình.
Luật mới sẽ giúp các chính trị gia hàng đầu của các đảng phái dễ dàng giành được ghế hơn. Ngược lại, luật cũng sẽ khiến "các ứng cử viên của các đảng nhỏ hơn và ứng viên độc lập khó cạnh tranh hơn".
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) không thông qua một dự thảo nghị quyết của Nga, kêu gọi thành lập một ủy ban điều tra về vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc.
6 người đã thiệt mạng trong đó có 3 trẻ em trong vụ xả súng tại Trường tiểu học tư thục Covenant ở Nashville, bang Tennessee (Mỹ).