Động thái Hà Lan dỡ bỏ hạn chế cung cấp vũ khí cho các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và UAE được đánh giá là nhằm mục đích đưa Hà Lan tham gia Hiệp ước Vũ khí Pháp-Đức-Tây Ban Nha.
|
Khách tham quan IDEF - Hội chợ Công nghiệp Quốc phòng Quốc tế ở instanbul - trao đổi bên các bệ phóng tên lửa do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, hồi tháng 5/2017.
|
Theo hãng tin Reuters, chính phủ tạm quyền Hà Lan đã dỡ bỏ các quy định hạn chế đối với hoạt động cung cấp vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Động thái này được đánh giá là nhằm mục đích đưa Hà Lan tham gia Hiệp ước Vũ khí Pháp-Đức-Tây Ban Nha.
Những quy định hạn chế vừa được dỡ bỏ nêu trên tuân theo chính sách "từ chối giả định” và có nghĩa là từ chối cấp giấy phép xuất khẩu vũ khí sang ba quốc gia liên quan, trừ khi động thái xuất khẩu này có thể chứng minh một cách "không thể bác bỏ” rằng vũ khí sẽ không được sử dụng trong những cuộc xung đột ở miền Bắc Syria hay Yemen.
Trong thư gửi Quốc hội hồi tuần trước, Chính phủ Hà Lan cho rằng cần loại bỏ chính sách này vì muốn tham gia Hiệp ước Pháp-Đức-Tây Ban Nha, trong đó quy định hoạt động xuất khẩu vũ khí phải tuân thủ các tiêu chí xuất khẩu vũ khí của Liên minh châu Âu (EU) và Liên hợp quốc.
Ngoài ra, Chính phủ Hà Lan cũng khẳng định không một quốc gia nào tham gia hiệp ước (tiềm năng) này áp dụng chính sách "từ chối giả định” vì các đối tác trong hiệp ước tin tưởng vào những đánh giá kiểm soát xuất khẩu của nhau.
Liên quan hoạt động của quân đội Hà Lan, đầu tháng Tư vừa qua, nước này và Bỉ đã công bố đơn đặt hàng bốn khinh hạm (hai khinh hạm cho mỗi nước), với tổng số tiền hơn 4 tỷ euro. Đây được coi như bước ngoặt và kỳ vọng sẽ tạo thành xương sống của hải quân hai nước trong thập kỷ tới.
Trước đó, cuối tháng Ba, Lữ đoàn hạng nhẹ số 13 của Hà Lan được hợp nhất với Sư đoàn thiết giáp số 10 của quân đội liên bang Đức, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hợp tác quân sự giữa hai nước và là mô hình hợp tác độc đáo ở châu Âu.
(Theo Vietnam+)
Ukraine đã phải vật lộn để đánh trả làn sóng tấn công của Nga nhằm vào thành phố Odessa ở miền nam. Lực lượng phòng không của Kiev chật vật đối phó với các loại tên lửa mà Moscow sử dụng.
Cuộc tập trận Talisman Sabre, diễn ra hai năm một lần, chứng kiến sự tham gia của hơn 30.000 binh sỹ đến từ 13 nước, gồm Anh, Nhật Bản, Indonesia, Canada và Pháp.
Gần 5 tỷ người, tương đương hơn 60% dân số thế giới, hoạt động trên mạng xã hội. Thông tin trên được công ty tư vấn kỹ thuật số Kepios đưa ra trong báo cáo hằng quý công bố ngày 20/7.
Ngày 18-7, Quốc hội Nga thông qua luật nâng mức tuổi tối đa động viên quân thêm ít nhất 5 năm, cao nhất có thể lên tới 70 tuổi.