Trang tin The Irrawaddy của Myanmar cho biết chế độ quân sự cầm quyền ở nước này đã tử hình 3 chuẩn tướng và bỏ tù 3 chuẩn tướng khác vì đầu hàng quân nổi dậy.
|
Chuẩn tướng Tun Tun Myint (trái) và chuẩn tướng Moe Kyaw Thu, 2 trong số 3 chuẩn tướng bị Myanmar tử hình vì thất bại trước quân nổi dậy
|
Trang tin The Irrawaddy dẫn nguồn tin từ chính quyền cho biết 6 vị chỉ huy cấp cao này phải đối mặt với hình phạt vì "từ bỏ vị trí một cách đáng xấu hổ".
Cụ thể, 6 vị tướng nói trên đã đầu hàng, qua đó khiến quân nổi dậy chiếm được Laukkaing, thị trấn trọng điểm ở bang Shan của Myanmar vào đầu tháng này.
Laukkaing thực tế là trung tâm tội phạm và lừa đảo khét tiếng của Myanmar tại khu vực biên giới với Trung Quốc. Tuy nhiên, việc thị trấn này lọt vào tay quân nổi dậy được xem là thất bại lớn nhất của chính quyền quân sự kể từ khi lật đổ chính phủ dân cử của bà Aung San Suu Kyi vào tháng 2-2021.
Gần 2.400 binh sĩ, trong đó có hơn 200 sĩ quan Myanmar đã đầu hàng Đội quân Liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA) vào ngày 5-1. MNDAA là một phần trong Liên minh Ba anh em, cùng với hai nhóm vũ trang có kinh nghiệm chiến đấu dày dạn là Đội quân Dân tộc Arakan (AA) và Quân đội Giải phóng dân tộc Ta'ang (TNLA).
Bị kết án tử hình có chuẩn tướng Moe Kyaw Thu, công tác chính ở Laukkaing; chuẩn tướng Tun Tun Myint, quyền lãnh đạo khu tự quản Kokang và chuẩn tướng Zaw Myo Win, tư lệnh Sư đoàn 55.
Cựu đại úy quân đội Kaung Thu Win, người tham gia phong trào bất tuân dân sự sau cuộc đảo chính, nói với The Irrawaddy rằng hình phạt khắc nghiệt như tử hình nhằm mục đích ngăn cản các chỉ huy khác từ bỏ vị trí.
Quân đội Myanmar đã chịu áp lực nặng nề kể từ khi Liên minh Ba anh em phát động chiến dịch 1027 trên khắp miền bắc bang Shan vào ngày 27-10-2023.
Cho đến nay, liên minh nổi dậy tuyên bố đã chiếm giữ hơn 500 căn cứ quân sự, bao gồm một số trụ sở, 17 thị trấn và các tuyến đường thương mại quan trọng với Trung Quốc trên khắp bang Shan.
Hồi đầu tháng này, quân đội Myanmar đã thống nhất "ngừng bắn tạm thời" với quân nổi dậy tại cuộc họp do Trung Quốc làm trung gian.
(Theo TTO)
Hãng truyền thông nhà nước KCNA của CHDCND Triều Tiên hôm 25/1 đưa tin nước này đã thử tên lửa hành trình chiến lược mới vào ngày hôm qua.
Trong khi Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergei Lavrov gọi vụ rơi máy bay này là một "cuộc tấn công khủng bố" và quy trách nhiệm cho Ukraine, người phát ngôn của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Washington đang cố gắng hết sức để có thể hiểu rõ hơn và có thêm thông tin.
Thông tin trên do đài RT (Nga) đưa ngày 24/1. Bộ Quốc phòng Nga cho biết máy bay quân sự IL-76 đang chở 65 tù binh để trao đổi thì xảy ra vụ việc.
Ngày 24/1, truyền thông địa phương của Nga đưa tin nước này và Phần Lan đã chấm dứt thỏa thuận tạo điều kiện hợp tác xuyên biên giới. Quyết định này có hiệu lực cùng ngày.