Thụy Điển chính thức gia nhập NATO

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/3/2024 | 3:16:37 PM

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đã bàn giao hồ sơ gia nhập NATO để lưu trữ tại Bộ Ngoại giao Mỹ, hoàn tất quá trình chính thức gia nhập liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương.

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson, bên trái, và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chủ trì buổi lễ Thụy Điển chính thức gia nhập NATO, ngày 7/3/ tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson, bên trái, và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chủ trì buổi lễ Thụy Điển chính thức gia nhập NATO, ngày 7/3/ tại Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ngày 7/3, Thụy Điển đã chính thức gia nhập NATO với tư cách là thành viên thứ 32 của liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương, sau khi nước này bàn giao hồ sơ gia nhập để lưu trữ tại Bộ Ngoại giao Mỹ, hoàn tất quá trình gia nhập liên minh của thành viên mới.

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chủ trì buổi lễ tại Washington.

"Đây là một thời khắc lịch sử đối với Thụy Điển, cũng là sự kiện lịch sử đối với liên minh và với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Liên minh NATO của chúng ta giờ đây mạnh mẽ hơn, lớn mạnh hơn bao giờ hết. Những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi.”, ông Blinken nói khi nhận hồ sơ gia nhập từ ông Kristersson.

Tổng thống Mỹ Joe Biden chúc mừng thành viên mới Thụy Điển, cho biết, việc kết nạp Thụy Điển khiến NATO "đoàn kết, quyết tâm và năng động hơn bao giờ hết". Ông Biden đồng thời nhấn mạnh, việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh đồng nghĩa với việc NATO được tăng cường hai quân đội có năng lực cao.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mô tả đây là "một ngày lịch sử”.

"Sự gia nhập của Thụy Điển làm cho NATO mạnh hơn, Thụy Điển cũng như toàn bộ liên minh an toàn hơn.”, ông Stoltenberg nói, nhấn mạnh, sự kiện  chứng tỏ cánh cửa của NATO vẫn mở và mọi quốc gia đều có quyền lựa chọn con đường riêng của mình.

Ngày 18/5/2022, Thụy Điển và Phần Lan cùng nộp đơn xin gia nhập NATO, từ bỏ chính sách trung lập quân sự lâu đời, sau khi Nga tiến hành cuộc chiến ở Ukraine vào tháng 2/2022. 

Về nguyên tắc, việc gia nhập NATO của một quốc gia đòi hỏi phải có sự chấp thuận của tất cả các thành viên trong khối.

Hồ sơ gia nhập liên minh của 2 quốc gia Bắc Âu, trong đó Phần Lan là quốc gia láng giềng có đường biên giới dài phía tây bắc Nga, đã nhanh chóng nhận được sự chấp thuận của tất cả các thành viên NATO, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary do một số bất đồng. 

Các bên cuối cùng đã nhượng bộ và Phần Lan được chấp nhận là thành viên thứ 31 của NATO vào ngày 4/4/2023.

Sau hơn 20 tháng trì hoãn, ngày 23/1, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, nơi liên minh cầm quyền của Tổng thống Tayyip Erdogan chiếm đa số, đã bỏ phiếu thông qua hồ sơ gia nhập NATO của Thụy Điển.

Ngày 26/2, Quốc hội Hungary cũng đã phê chuẩn đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp mùa Xuân, xóa bỏ rào cản cuối cùng trong hành trình gia nhập liên minh quân sự của Stockholm.

Lễ đón đồng minh mới gia nhập liên minh dự kiến sẽ diễn ra ngày 11/3, tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ. Tại buổi lễ, các văn bản liên quan được ký kết và lá cờ của quốc gia thành viên mới được kéo lên.

(Theo baovephapluat)

Các tin khác
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Liên hoan Thanh niên Thế giới (WYF) hôm 6/3.

Nga đã tạo điều kiện để thúc đẩy tình hữu nghị, sự sáng tạo, tự do cho tất cả những người tham gia Liên hoan Thanh niên Thế giới (WYF), và hy vọng rằng nỗ lực này đã thành công, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói hôm 6/3.

Cánh cửa phủ Tổng thống Mexico ở thủ đô Mexico City bị người biểu tình đâm sập hôm 6/3.

Người biểu tình dùng ôtô đâm sập cửa phủ Tổng thống Mexico để đòi công lý cho 43 sinh viên mất tích, khi ông Lopez Obrador họp báo bên trong.

Jeff Bezos - Người sáng lập Amazon

Jeff Bezos - nhà sáng lập Amazon vừa giành lại vị trí đứng đầu bảng xếp hạng tỷ phú toàn cầu, vượt qua ông chủ hãng xe điện Tesla Elon Musk - người giành danh hiệu "người giàu nhất thế giới" vào tháng 5/2023.

Nông dân Ba Lan biểu tình ở thủ đô Warsaw ngày 6/3.

Ngày 6/3, hàng nghìn nông dân Ba Lan đã biểu tình bên ngoài Văn phòng Thủ tướng và Quốc hội Ba Lan, một số người biểu tình đã đốt lốp xe và ném pháo đồng thời yêu cầu chính phủ ngừng nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp giá rẻ, phản đối các quy định về môi trường vì cho rằng đang gây tổn hại đến sinh kế của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục