Haiti gia hạn tình trạng khẩn cấp ở khu vực thủ đô

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/4/2024 | 9:38:14 AM

Nhằm lập lại trật tự và thực hiện các biện pháp thích hợp để kiểm soát tình hình, Chính phủ Haiti đã gia hạn tình trạng khẩn cấp trên toàn khu vực phía Tây, nơi có thủ đô Port-au-Prince, từ ngày 4/4 cho đến ngày 3/5.

Haiti đối mặt tình trạng bạo lực gia tăng kể từ ngày 29/2/2024
Haiti đối mặt tình trạng bạo lực gia tăng kể từ ngày 29/2/2024

Chính phủ Haiti đưa ra quyết định trên trong bối cảnh bạo lực tăng cao và các băng nhóm có vũ trang kiểm soát khoảng 90% thủ đô nước này.

Theo đó, trong thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp, tất cả các cuộc biểu tình trên đường phố đều bị cấm, cả ngày lẫn đêm.

Ngoài ra, giới chức Haiti cũng quyết định kéo dài thời gian giới nghiêm trên toàn khu vực đến ngày 10/4. Lệnh giới nghiêm không áp dụng đối với các nhân viên thực thi pháp luật đang làm nhiệm vụ, lính cứu hỏa, tài xế xe cứu thương, nhân viên y tế và các nhà báo được xác định hợp lệ.

Cảnh sát được sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để thực thi lệnh giới nghiêm và bắt giữ tất cả những người vi phạm.

Những biện pháp này không gây ngạc nhiên cho người dân Haiti trong bối cảnh thủ đô Port-au-Prince tiếp tục phải vật lộn với tình trạng bạo lực lan rộng do các băng nhóm vũ trang gây ra.

Thời gian qua, tình trạng bạo lực chưa từng có đang bao trùm Haiti, với sự gia tăng nhanh chóng số vụ đụng độ giữa cảnh sát và các băng nhóm vũ trang, các vụ xả súng ở khu dân cư, số người chết và bị thương từ ngày 29/2.

Bất ổn chính trị bao trùm Haiti kể từ khi Tổng thống Jovenel Moïse bị ám sát vào tháng 7/2021, khiến Thủ tướng Ariel Henry trở thành lãnh đạo lâm thời của đất nước. Tình hình đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng từ ngày 29/2, sau khi làn sóng bạo lực do các băng đảng gây ra ở Port-au-Prince đã dẫn đến việc hàng nghìn thường dân phải di dời, trong khi việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản bị cản trở nghiêm trọng, khiến cuộc sống của người dân vốn đã bấp bênh lại càng thêm khốn khó.

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình nhân đạo ngày càng tồi tệ ở Haiti. Theo IOM, cuộc khủng hoảng đã mở rộng không chỉ ở phạm vi thủ đô Port-au-Prince mà ảnh hưởng đến các cộng đồng trên khắp Haiti và khiến hơn 360.000 người phải di dời trên toàn quốc.

Trong khi đó, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo nạn đói và suy dinh dưỡng trầm trọng đang ở mức kỷ lục trên khắp đất nước Caribe này, đặc biệt ở thủ đô Port-au-Prince. Theo UNICEF, gần 25% số trẻ em ở Haiti bị suy dinh dưỡng mãn tính.

(Theo ĐCSVN)

Các tin khác
Sinh viên Mỹ biểu tình phản đối cuộc chiến ở Gaza. Ảnh: Politico.

Cuộc biểu tình của các sinh viên đại học đang khiến Tổng thống Biden phải “đau đầu” tìm cách giải quyết, nhưng cũng có thể là lối thoát chính trị dành cho ông Trump khi có vẻ như ông chủ cũ của Nhà Trắng đang ở “kèo dưới” trong cuộc chiến pháp lý.

Nắng nóng ở Myanmar.

Theo Cơ quan khí tượng và thủy văn Myanmar, ngày 28/4 vừa qua là ngày tháng 4 nóng nhất ở Mandalay trong 77 năm qua, với nhiệt độ lên tới 44,8 độ C.

Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ở Honolulu, ngày 2/5.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Australia Nhật Bản và Philippines đã có cuộc gặp tại Hawaii ngày 3/5. Các bên đã cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng trong thời gian tới.

Các em nhỏ thu nhặt đồ đạc sót lại trong đống đổ nát của ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc tấn công của Israel vào thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 1/5/2024.

Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ tất cả các giao dịch hàng hóa liên quan đến Israel đã bị dừng cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn viện trợ nhân đạo đầy đủ, không gián đoạn tới Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục