Tổng thống Nga Putin trong buổi họp báo nhân chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày khẳng định Moscow sẵn sàng đàm phán nhưng không bao giờ đồng ý những điều kiện không thể chấp nhận.
|
Tổng thống Nga Putin trong chuyến công du tới Bắc Kinh
|
Theo Tổng thống Nga Putin, việc có một hội nghị thượng đỉnh để đàm phán về hoà bình tại Ukraine nhưng không có Nga chỉ là việc tập hợp càng nhiều quốc gia càng tốt.
"Tại sao bây giờ chúng tôi phải đưa ra bất kỳ điều kiện nào và yêu cầu tham gia khi họ không thấy chúng tôi ở đó? Điều họ muốn làm là tập hợp càng nhiều quốc gia càng tốt, thuyết phục mọi người rằng những đề xuất tốt nhất là những đề xuất đã được đưa ra từ phía Ukraina và sau đó đưa ra tối hậu thư cho chúng tôi". - ông Putin nói.
"Họ sẽ nói, đây là ý kiến của cả thế giới. Họ có thực sự tin rằng đây là một cách để tổ chức các cuộc đàm phán thực chất không khi cố gắng áp đặt những điều kiện không thể chấp nhận được đối với Nga". - vẫn lời ông Putin.
Tổng thống Putin cũng cho biết ông cũng đã thảo luận về một thỏa thuận hòa bình với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông rất ấn tượng với lập trường của ông Tập Cận Bình về vấn đề này.
Trước đó, trước khi lên đường thăm Ttrung Quốc, Tổng thống Nga Putin cũng để ngỏ cánh cửa đối thoại và đàm phán giải quyết cuộc xung đột kéo dài hơn 2 năm ở Ukraine.
Theo Tổng thống Putin, mọi cuộc đàm phán cần tính đến những lợi ích của tất cả các bên liên quan cuộc xung đột, bao gồm lợi ích của Nga. Ông cũng đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch của Trung Quốc về giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột này.
Tuyên bố của Tổng thống Nga đưa ra trong bối cảnh hồi tháng 2, Trung Quốc đã công bố đề xuất 12 điểm gồm những nguyên tắc chung để chấm dứt xung đột Nga - Ukraine nhưng không đi vào chi tiết cụ thể. Vào thời điểm đó, đề xuất đã nhận được sự hoan nghênh ở cả Nga và Ukraine.
Trong khi đó, Thụy Sĩ đã công bố kế hoạch tổ chức hội nghị hòa bình về Ukraine vào các ngày 15-16/6 tới, tại khu nghỉ dưỡng, miền Trung Thụy Sĩ. Khoảng 160 nước đã được mời tham dự, song Thụy Sĩ vẫn chưa chuyển lời mời tới Nga. Nga từng mô tả hội nghị thượng đỉnh tại Thụy Sĩ sắp tới là vô nghĩa và cho biết Nga sẽ từ chối tham gia ngay cả khi được mời.
(Theo VOV)
Ngày 17/5, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản bắt đầu tiến hành đợt xả thứ 6 lượng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.
Jordan phối hợp với Ai Cập và Đức thả 3 đợt hàng viện trợ nhân đạo nhằm hỗ trợ dân thường ở Gaza đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung nghiêm trọng do xung đột.
Ông Lawrence Wong vừa chính thức tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Singapore, đồng thời công bố cải tổ nội các nước này. Trong bối cảnh Đảo quốc Sư tử đối mặt thách thức như tỷ lệ sinh giảm, chi phí sinh hoạt tăng cao, sự biến động của nền kinh tế thế giới, Chính phủ Thủ tướng Lawrence Wong được kỳ vọng sẽ chèo lái con thuyền Singapore tiếp tục vững bước trên con đường phát triển.
Chính phủ Pháp ngày 15/5 ban bố tình trạng khẩn cấp ở quần đảo New Caledonia ở Thái Bình Dương do tình trạng bạo lực nghiêm trọng tại vùng lãnh thổ hải ngoại này.