Nga dọa trả đũa thỏa thuận tên lửa Mỹ - CH Séc
- Cập nhật: Thứ tư, 9/7/2008 | 12:00:00 AM
Hôm 8/7, Nga cho biết sẽ buộc phải phản ứng bằng các biện pháp quân sự nếu Mỹ và CH Séc tiếp tục các kế hoạch lá chắn tên lửa.
Người biểu tình ở CH Séc phản đối lá chắn tên lửa Mỹ
|
Tuyên bố này được đưa ra vài giờ sau khi Mỹ ký kết thỏa thuận sơ bộ đặt một phần của hệ thống tên lửa phòng thủ gây tranh cãi ở CH Séc, cụ thể là một trạm radar theo dõi.
Moscow cho rằng đặt hệ thống này gần biên giới Nga có thể làm suy yếu các hệ thống phòng thủ của Nga. Trước đây, Moscow đã đe dọa chĩa tên lửa vào mọi căn cứ ở CH Séc và Ba Lan. Lầu Năm góc cho rằng lá chắn này nhằm chống lại mối đe dọa từ Trung Đông, chứ không phải Nga.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết: ’’Nếu một lá chắn chống tên lửa chiến lược của Mỹ bắt đầu được triển khai gần biên giới của chúng tôi, chúng tôi sẽ buộc phải phản ứng không phải bằng con đường ngoại giao mà bằng các biện pháp quân sự-kỹ thuật’’.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến song sẽ vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán về các vấn đề ổn định chiến lược.
Kế hoạch lá chắn tên lửa này bị nhiều người ở CH Séc phản đối. Một cuộc thăm dò dư luận tháng trước cho thấy 68% người dân ở CH Séc phản đối kế hoạch này. Phe đối lập ở Séc đã chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch này và kêu gọi tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý.
Thỏa thuận đặt trạm radar theo dõi sẽ phải được Quốc hội Séc phê chuẩn, nơi chính phủ sẽ cần các lá phiếu của các nghị sĩ đối lập thì mới thành công.
Trong khi đó, Mỹ đã không đạt được thỏa thuận đặt các bộ phận khác của hệ thống tên lửa phòng thủ tại Ba Lan. Kế hoạch lá chắn tên lửa liên quan tới việc đặt hệ thống radar theo dõi ở CH Séc và 10 tên lửa đánh chặn ở Ba Lan. Mỹ muốn hệ thống này vận hành vào khoảng năm 2012.
Lá chắn này là một ưu tiên của Tổng thống Bush, người hy vọng sẽ ký kết một thỏa thuận với Ba Lan trước khi ông mãn nhiệm vào tháng 1/2009. Sau đó, số phận của hệ thống này sẽ được người kế nhiệm ông quyết định.
(Theo VietNamNet)
Các tin khác
Thủ tướng Pa-ki-xtan Ra-da Gi-la-ni ngày 8-7 tuyên bố Pa-ki-xtan sẽ không chùn bước trước các hoạt động khủng bố và sẽ đấu tranh bằng các biện pháp mạnh mẽ nhất, đồng thời khẳng định nước ông không liên quan vụ đánh bom đẫm máu nhằm vào Đại sứ quán Ấn Độ ở Áp-ga-ni-xtan.
Vấn đề nan giải nhất của Hội nghị thượng đỉnh G8 dường như đã có lối thoát khi các nhà lãnh đạo 8 nước Anh, Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Nga và Mỹ đã đạt được sự đồng thuận hướng tới việc ấn định mục tiêu cắt giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050.
Vòng đàm phán 6 bên tiếp theo về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên sẽ được nối lại vào thứ năm tới tại Bắc Kinh sau 9 tháng đình trệ.
Các đơn vị tên lửa của lực lượng không quân và hải quân thuộc Vệ binh Cách mạng Iran hôm 7/7 tiến hành tập trận, vài giờ sau khi hải quân Mỹ tuyên bố bắt đầu diễn tập tại vùng Vịnh.