OPEC cân nhắc cắt giảm sản lượng
- Cập nhật: Thứ ba, 9/9/2008 | 12:00:00 AM
Bộ trưởng các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC sẽ nhóm họp trong ngày 9-9 tại Vienna (Áo) để tính phương án cắt giảm sản lượng dầu. Kế hoạch này gần như là điều không tưởng cách đây vài tuần khi giá dầu lên tới mức kỷ lục 147,27 USD/thùng trong tháng bảy nhưng nay đã giảm gần 30%.
Dù đồng USD đã mạnh lại, nhu cầu dầu thế giới lại đang giảm do kinh tế trì trệ, thị trường dầu đang theo dõi sát sao cơn bão Ike xem liệu cơn bão có gây ảnh hưởng tới các giàn khoan ngoài vịnh Mexico hay không. Giá dầu giao tháng mười hôm 8-9 đã tăng nhẹ 2 USD lên 109,12 USD/thùng trước những thông tin về cơn bão Ike.
Theo phân tích, dù giá dầu đã giảm, hiện giá dầu thế giới vẫn cao hơn năm ngoái khoảng 14% và cao gấp bốn lần so với năm năm trước. Bất cứ động thái giảm sản lượng nào của OPEC cũng có thể gây ra sự phản đối từ Mỹ và các nhà tiêu thụ lớn khác.
Trong tháng trước OPEC dự đoán nhu cầu dầu thế giới giảm 30.000 thùng/ngày và nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng chậm nhất kể từ năm 2002 đến nay. Tuy vậy, việc cắt giảm sản lượng này cũng sẽ cần sự ủng hộ của Saudi Arabia. Bộ trưởng dầu mỏ Saudi trước đó vạch ra mốc sàn 80 USD/thùng là ngưỡng để hành động. Với những yếu tố như vậy khiến nhiều chuyên gia dự đoán OPEC có thể lựa chọn việc không thay đổi sản lượng trong cuộc họp lần này.
(Theo TTO)
Các tin khác
Ngày 8-9, 1 tháng sau ngày nổ ra cuộc xung đột Nga - Gruzia do Gruzia châm ngòi, Tổng thống Pháp N.Sarkozy trở lại Mátxcơva và Tbilisi với mong muốn tháo gỡ căng thẳng giữa 2 bên. Cùng đi với Tổng thống Pháp có Chủ tịch Ủy ban châu Âu J.M.Barroso và đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Javier Solana.
Cơn bão dữ Ike đã tạm thời dịu bớt khi hạ từ cấp độ 3 trước đó xuống chỉ còn cấp độ 2, song vẫn gây thiệt hại đáng kể cho những vùng đất mà nó đi qua.
Tòa án cao nhất của Liên Hợp Quốc hôm nay (8/9) bắt đầu mở phiên xem xét đơn của Grudia về việc buộc Nga ngừng vi phạm quyền lợi của người thiểu số Grudia tại Nam Ossetia và Abkhazia.
Tòa án Mỹ vừa cho biết, từ đầu tháng 7/2007 đến đầu tháng 7 năm nay, tại Mỹ đã có 967.831 doanh nghiệp và cá nhân bị vỡ nợ phải nộp đơn xin bảo lãnh phá sản theo các điều khoản của chương 7 trong Luật Bảo lãnh phá sản của Mỹ, tăng 28,9% so với một năm trước đó.