Wall Street vẫn tụt dốc, châu Âu đang lo sợ

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/9/2008 | 12:00:00 AM

Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch ngày 17/9 vẫn trượt giá do nhà đầu tư cho rằng việc FED cứu AIG vẫn không đủ để tránh cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần một thế kỷ qua.

Một phiên giao dịch hỗn độn tại NYSE
Một phiên giao dịch hỗn độn tại NYSE

Dẫn đầu sự sụt giảm vẫn là cổ phiếu của các thể chế tài chính, như Goldman Sachs giảm 41% trong khi Morgan Stanley giảm 21% trong phiên giao dịch cuối ngày 17/9, tức rạng sáng nay theo giờ Việt Nam.

Dường như các nhà đầu tư vẫn đang bị hoang mang bởi một loạt sự kiện "động trời" trong vài ngày qua trên thị trường tài chính Mỹ, trong đó có việc ngân hàng Lehman Brothers bị phá sản.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất hơn 300 điểm, tức 3%. FTSE 100 của Anh đóng cửa ở mức thấp hơn thời điểm mở cửa là 2,2%, trong khi chỉ số Cac 40 của Pháp mất 2,1%, chỉ số Dax của Đức tụt 1,7%.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu

Đây là tuần hỗn độn nhất trên thị trường tài chính toàn cầu, với hàng loạt biến động lớn của phần lớn các thể chế tài chính, đặc biệt là tại Mỹ.

Hãng cho vay thế chấp lớn nhất nước Anh HBOS sau khi có tin nhiều khả năng bị thôn tính trong tuần này, đã tụt dốc không phanh mất gần 50% giá trị, nhưng đã kịp phục hồi do có thông tin đang đàm phán sát nhập với Lloyds TSB.

Tuy nhiên, kết thúc phiên giao dịch cổ phiếu HBOS cũng mất 19% so với trước đó một ngày, trong khi cổ phiếu của Ngân hàng Hoàng gia Scotland - Royal Bank of Scotland mất 10,4%.

Giao dịch hỗn loạn

Các phiên giao dịch trên toàn thế giới dường như không còn đứng vững bởi lo ngại về tính không ổn định của hệ thống tài chính sẽ tiếp tục trong vài ngày tới sau một loạt sự kiện u ám xảy ra.

"Tôi không nghĩ bất cứ ai có được một chút hay nhiều niềm tin vào những thông tin chỉ dẫn trong vài ngày qua" - Ông Darren Winder, chiến lược gia của Cazenove, đánh giá.

AIG tạm thoát khỏi phá sản sau sự trợ giúp của FED là bước chặn suy thoái dây chuyền trên thị trường sau khi ngân hàng Lehman Brothers vừa sụp đổ, nguyên nhân dẫn tới sự đi xuống không phanh của thị trường tài chính thế giới mấy ngày qua.

Bà Dana Perino - Phụ trách báo chí Nhà Trắng - cho biết: "Bạn đang có một chính phủ sẵn sàng đi đầu, có vai trò ở nơi hợp lý và khống chế để tạo ra sự đảm bảo rằng chúng tôi giới hạn được những thông tin tiêu cực tràn lan tới nền kinh tế".

Trong khi đó, một thể chế tài chính lớn trên thị trường Mỹ là Merrill Lynch vừa được chuyển giao cho Bank of America.

Một thông tin đáng chú ý khác trên thị trường chứng khoán thế giới đêm qua, đó là việc Thị trường chứng khoán Nga đã ngừng giao dịch sau một loạt sự giảm sút liên tục khi vừa mở cửa.

Trong khi đó thị trường châu Á khá lộn xộn. Tại Tokyo, Đài Loan và Hàn Quốc thì tăng trong khi cac chỉ số chính tại Hong Kong, Thượng Hải và Australia lại mất điểm.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Nản ngày hôm qua tăng 1,2% đóng cửa ở mức 11.749,79 điểm, tức đã tăng hơn 2,3% so với trong phiên giao dịch khi mở cửa. Trước đó một ngày, chỉ số này đã xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.

Chỉ số Hang Seng trên thị trường Hong Kong kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua giảm 3,6% đóng cửa mức 17.637,19 điểm.

(Theo TPO)

Các tin khác
Thủ tướng Putin:

Ngày thứ Tư 17/9, Bộ Tài chính Nga thông báo đang phải bơm 45 tỷ USD để cứu hệ thống ngân hàng. Chính phủ cũng buộc thị trường chứng khoán phải ngừng giao dịch do giá sụt quá mạnh.

Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang trải qua những ngày "đen tối" do cuộc khủng hoảng tín dụng ngày càng lan rộng và đặc biệt là ba biến động kinh tế lớn gây ra cú sốc tài chính trong dịp cuối tuần qua.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa thông báo đã đồng ý để chi nhánh New York chi 85 tỷ đô để cứu công ty bảo hiểm American International Group (AIG).

Ngày 16/9, Tổng thống George W. Bush đã khẳng định rằng nước Mỹ đủ sức chống chọi cú sốc tài chính mới nhất, vừa xảy ra tại phố Wall.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục