Mỹ chi 700 tỷ USD giải cứu thị trường tài chính

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/9/2008 | 12:00:00 AM

Chính phủ của Tổng thống Mỹ George Bush ngày 20/9 yêu cầu Quốc hội thông qua kế hoạch chi 700 tỷ USD nhằm mua lại các khoản nợ xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1929.

Nhà đầu tư hò reo khi thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại ngày 19/9.
Nhà đầu tư hò reo khi thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại ngày 19/9.

Các nghị sĩ đảng Dân chủ, đang kiểm soát cả hai viện của Quốc hội, bày tỏ hi vọng kế hoạch táo bạo trên sẽ nhanh chóng được thông qua, nhưng muốn thay đổi một số chi tiết như tăng cường sự giám sát, hỗ trợ cho những người sở hữu nhà...

Quan chức chính quyền và đội ngũ cố vấn tại Quốc hội đang làm việc suốt những ngày nghỉ cuối tuần để sửa đổi một số nội dung trong bản kế hoạch. Nhà Trắng hi vọng sẽ đạt được thỏa thuận với Quốc hội vào thời điểm thị trường chứng khoán mở cửa trở lại vào thứ Hai tuần tới.

Trong khi đó, các nhà lập pháp hàng đầu tin rằng kế hoạch chi khoản tiền khổng lồ sẽ được Quốc hội sớm thông qua vào đầu tuần tới và thị trường chứng khoán Mỹ cũng như toàn thế giới sẽ không bị chao đảo như tuần trước.

“Chúng tôi đang làm việc với Quốc hội để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Đây là kế hoạch lớn nhằm đối phó với vấn đề lớn” - Tổng thống Bush phát biểu tại Nhà Trắng và còn tiết lộ rằng việc thảo luận không đi sâu vào chi tiết. Ông Bush cũng kêu gọi sự ủng hộ của người dân và các nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ đối lập.

Theo Tổng thống Bush, kế hoạch giải cứu trên hiển nhiên sẽ khiến một lượng lớn tiền đóng thuế của người dân bị đặt trong tình trạng rủi ro cao, nhưng nếu không hành động thì rủi ro sẽ cao hơn nữa.

Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện, tuyên bố Chính phủ cần phải hành động “bởi vì nếu chúng ta không hành động, nó sẽ gây tác động lớn đến người tiêu dùng, người sở hữu nhà, người nộp thuế và phần còn lại”.

Tuy nhiên, bà Pelosi cũng nói thêm: “Chúng tôi không thể thoả hiệp trừ khi kế hoạch này giúp các gia đình có thể ở lại ngôi nhà của họ”. Các nghị sĩ khác của đảng Dân chủ cũng chỉ trích Chính phủ Tổng thống Bush dành nhiều ưu ái cho các tập đoàn tài chính, trong khi nhiều người dân mất nhà vì bị tịch thu lại chưa có được trợ giúp cần thiết.

Bản kế hoạch chỉ dài có 3 trang, nhưng trao quyền lực rộng lớn cho Chính phủ nhằm can thiệp vào thị trường mà không bị giám sát bởi bất kỳ toà án nào. Năm 1989, khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, Resolution Trust Corp (RTC) đã ra đời kịp thời để giải quyết số nợ xấu liên quan đến các khoản vay thế chấp để mua nhà đất.

Tuy nhiên, thời điểm này Bộ Tài chính Mỹ sẽ dùng 700 tỷ USD mua lại chứng khoán liên quan đến nhà đất từ bất kỳ tổ chức tài chính nào trong vòng 2 năm. Bộ trưởng Bộ Tài chính được trao toàn quyền mua bán tài sản dưới bất cứ hình thức nào, thậm chí có thể không tuân theo các quy chế thông thường về mua bán của Chính phủ...

Kế hoạch giải cứu trên được đưa ra sau khi các thị trường chứng khoán ở Mỹ lao dốc không phanh do sự phá sản của tập đoàn Lehman Brothers và Chính phủ phải ra tay giải cứu hãng bảo hiểm khổng lồ AIG.

Dư luận vẫn lo ngại các ngân hàng lớn khác ở Mỹ sẽ sụp đổ và thị trường tín dụng sắp đóng băng khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào cuộc đại khủng hoảng khác.

Dù còn nhiều ý kiến khác nhau giữa các nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhưng tình thế hiện nay dường như không cho phép kế hoạch giải cứu thị trường tài chính bị trì hoãn.

(Theo TPO)

Các tin khác

Dư luận thế giới tiếp tục lên án mạnh mẽ vụ đánh bom liều chết ngày 20/9 tại khách sạn 5 sao Mariott ở thủ đô Islamabad của Pakistan, làm ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương.

Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki hôm 21/9 đã chính thức tuyên bố từ chức, đúng một ngày sau khi đảng cầm quyền Hội nghị Dân tộc Phi (ANC) kêu gọi ông từ chức. Trong bài phát biểu trên truyền hình, ông Mbeki cho biết ông đã đệ đơn xin từ chức của mình lên Quốc hội Nam Phi.

Hộp đêm

Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ 13 người có liên quan đến một vụ cháy hộp đêm ở thành phố Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông đêm 20/9, khiến ít nhất 43 người thiệt mạng và 88 người khác bị thương.

Lãnh đạo các quốc gia trên thế giới ngày 23/9 sẽ tề tựu tại New York, Mỹ để dự hội nghị thượng đỉnh hàng năm của Liên Hợp Quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục