Nga “dẫn điểm” tại Trung Á

  • Cập nhật: Thứ sáu, 6/2/2009 | 12:00:00 AM

Ngay sau tuyên bố đóng cửa căn cứ không quân của Mỹ tại Ma-nát của Tổng thống Cua-man-bếch Ba-ki-ép, ngày 5-2, Quốc hội Cư-rơ-gư-xtan đã nhóm họp và quyết định sẽ bỏ phiếu về vấn đề này trong tuần tới. Như vậy, số phận căn cứ quân sự Ma-nát có thể nói đã được quyết định vì đa số các nghị sĩ trong Quốc hội thuộc đảng cầm quyền của Tổng thống C. Ba-ki-ép.

Máy bay vận tải khổng lồ KC-135 của không lực Mỹ hạ cánh tại căn cứ Ha-mát.
Máy bay vận tải khổng lồ KC-135 của không lực Mỹ hạ cánh tại căn cứ Ha-mát.

Đây được coi là một thắng lợi ngoại giao của Nga trong nỗ lực giành lại ảnh hưởng tại không gian hậu Xô-viết; đồng thời cũng là cú giáng mạnh vào các chiến dịch của Mỹ và liên quân ở Áp-ga-ni-xtan đúng vào thời điểm chính quyền mới của Mỹ đang có kế hoạch gia tăng số binh lính tới quốc gia Nam Á này. Nói một cách khác, quyết định của Cư-rơ-gư-xtan phản ánh rất rõ cục diện ảnh hưởng của Nga và Mỹ đối với các nước Trung Á trong thời gian gần đây.

 

Sự hiện diện của Mỹ tại Trung Á bắt đầu từ khi bắt đầu "cuộc chiến chống khủng bố" ở Áp-ga-ni-xtan năm 2001. Vào thời điểm đó, khi "chú gấu" Nga còn chưa tỉnh giấc, xứ sở bạch dương vẫn phải gồng mình lên để chống chọi với những khó khăn kinh tế chồng chất của thời hậu Liên bang Xô-viết, Cư-rơ-gư-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan đã chấp nhận cung cấp nơi xây dựng khu căn cứ không quân cho Mỹ. Từ đó Ma-nát đã đóng vai trò là một bàn đạp trung chuyển hậu cần quan trọng cho liên quân do Mỹ đứng đầu tiến đánh Ta-li-ban ở Áp-ga-ni-xtan.

 

Nhưng từ những động thái tiếp theo của Mỹ, rất dễ để nhận ra rằng, ngoài mối quan tâm về hậu phương cho cuộc chiến truy quét bọn khủng bố, Oa-sinh-tơn còn nuôi hy vọng và tìm kiếm cơ hội kiểm soát an ninh toàn bộ khu vực Trung Á. Bằng chứng là, "cơn lốc cách mạng nhung" do Mỹ hậu thuẫn bắt đầu từ Liên bang Nam Tư cũ đã tràn qua Gru-di-a, U-crai-na tới Cư-rơ-gư-xtan, thay thế bộ máy cầm quyền thân Nga bằng những nhân vật có đường lối ủng hộ phương Tây. Nhờ đó, mục tiêu ban đầu của Mỹ ở Trung Á là tạo ra các mối bất ổn nhằm nâng cao vị thế, vai trò và sức mạnh của quân đội Mỹ đã phần nào đạt được kết quả.

 

Tuy nhiên, trong vòng 4 năm trở lại đây, kể từ thời điểm Mỹ phải đóng cửa căn cứ quân sự K2 tại U-dơ-bê-ki-xtan, tình hình đã có nhiều biến chuyển. Sức ảnh hưởng của Nga tại khu vực không gian truyền thống dần trở nên rõ nét, nhất là sau khi Điện Crem-lin hành động quyết đoán trong cuộc xung đột với Gru-di-a tại Nam Ô-xê-ti-a tháng 8-2008. Bên cạnh đó, Mát-xcơ-va luôn thể hiện là yếu tố quan trọng cho sự bình ổn khu vực thông qua vai trò trụ cột của mình tại Tổ chức hợp tác Thượng Hải và Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể.

 

Cũng không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Nga Đmi-tri Mét-vê-đép lại lựa chọn Trung Á là điểm đến đầu tiên ngay sau khi nhậm chức hồi tháng 5 năm ngoái. Càng không phải ngẫu nhiên mà Điện Crem-lin lại đưa ra quyết định hỗ trợ Cư-rơ-gư-xtan một gói tài chính khổng lồ lên tới hơn 2 tỷ USD vào thời điểm Bi-xkếch và Oa-sinh-tơn chưa thể thống nhất với nhau về chi phí thuê căn cứ quân sự Ma-nát. Rõ ràng, sự tăng cường mối quan hệ với các quốc gia thuộc khu vực giàu năng lượng ngay sát sườn Nga luôn nằm trong chiến lược của Mát-xcơ-va nhằm gia tăng sức đối trọng với phương Tây.

 

Với Mỹ, đóng cửa căn cứ quân sự tại Cư-rơ-gư-xtan đồng nghĩa với việc hòn đá tảng cho kế hoạch của Oa-sinh-tơn với khu vực Trung Á đã bị lung lay. Nhưng trước mắt, công cuộc tại Áp-ga-ni-xtan - một trong những "thành quả" quan trọng của cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ tiến hành - sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tuyến viện trợ binh lính và lương thực có tính chiến lược từ phía Bắc vào chiến trường này sẽ bị cắt đứt. Trong khi đó, các tuyến cung cấp hậu cần cho liên quân ở Áp-ga-ni-xtan qua Pa-ki-xtan lại luôn bị gián đoạn do lực lượng nổi dậy đánh phá. Mối lo quá trình tái thiết Áp-ga-ni-xtan bị "phá sản" càng hiện hữu do các quốc gia liên minh với Mỹ đã quá mệt mỏi vì những tổn thất liên tục gia tăng về cả người lẫn của. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính đang gây ra những tổn hại nặng nề cho các nền kinh tế trên thế giới, chắc chắn trong thời gian tới, viện trợ quốc tế dành cho Áp-ga-ni-xtan sẽ sụt giảm mạnh.

 

Dù rằng sau tuyên bố của Tổng thống Cư-rơ-gư-xtan C. Ba-ki-ép, Mát-xcơ-va cho biết sẽ đàm phán với Mỹ về vấn đề vận chuyển hậu cần cho Áp-ga-ni-xtan qua lãnh thổ Nga, song trên thực tế, ai cũng biết rằng quan hệ giữa Mỹ và Nga đã "lạnh nhạt", nhất là sau "cuộc chiến 5 ngày" ở Nam Ô-xê-ti-a. Mát-xcơ-va đã cắt đứt đường vận chuyển hàng không của Mỹ tới Áp-ga-ni-xtan qua không phận Nga, nên những cuộc đàm phán sắp tới giữa hai bên liên quan tới vấn đề này thật không đơn giản. Rõ ràng, trên bàn cờ chiến lược ở Trung Á -sau sự kiện Nam Ô-xê-ti-a, nước Nga đang dẫn điểm trước Mỹ.

 

(Theo HNMO)

Các tin khác
Các em nhỏ thu nhặt đồ đạc sót lại trong đống đổ nát của ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc tấn công của Israel vào thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 1/5/2024.

Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ tất cả các giao dịch hàng hóa liên quan đến Israel đã bị dừng cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn viện trợ nhân đạo đầy đủ, không gián đoạn tới Gaza.

Người thân các nạn nhân thiệt mạng trong vụ chen lấn kinh hoàng ủng hộ mở một cuộc điều tra mới về vụ việc.

Ngày 2-5, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu thông qua dự luật, vốn được các đảng cầm quyền và phe đối lập ủng hộ, nhằm tiến hành một cuộc điều tra mới về vụ chen lấn chết người trong dịp Halloween ở quận Itaewon, thủ đô Seoul vào năm 2022.

Cảnh sát và nhân viên sở cứu hỏa bên ngoài một trường học tại khu Mayur Vihar, Delhi, sau khi nhiều trường học bị đe dọa đánh bom ngày 1-5

Có tới 100 trường học trên khắp Delhi và vùng thủ đô quốc gia (NCR) của Ấn Độ đã nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom. Trong đó, hàng chục trường học đã được sơ tán.

Khói bốc lên trong vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 21/4/2024.

Ngày 1/5, lực lượng Hamas của Palestine tuyên bố các cuộc đàm phán về việc ngừng bắn với Israel sẽ bị đình chỉ nếu Israel tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục