Sáu cường quốc mời Iran tham gia đàm phán hạt nhân
- Cập nhật: Thứ năm, 9/4/2009 | 12:00:00 AM
Mỹ và các cường quốc khác đã quyết định mời Iran tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán về các hoạt động hạt nhân cũng như các vấn đề khác.
Tại một nhà máy hạt nhân của Iran.
|
Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh – 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, và Đức hôm 8/4 đã đưa ra một tuyên bố chung, trong đó nói rằng họ muốn mời Iran tham gia vào các cuộc đàm phán hạt nhân và cao ủy chính sách đối ngoại EU – ông Javier Solana sẽ được giao nhiệm vụ chuyển lời mời này đến Tehran.
"Chúng tôi kêu gọi Iran hãy tận dụng cơ hội này để tham gia đàm phán nghiêm túc với tất cả chúng tôi trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau", 6 cường quốc cho biết sau cuộc họp giữa các trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của các nước tại thủ đô London, Anh.
"Để đạt được mục đích đó, chúng tôi muốn mời chính phủ Iran đến tham dự cuộc họp với các đại diện của E3+3 (chính là 6 cường quốc nói ở trên), để chúng ta có thể tìm ra một giải pháp ngoại giao cho vấn đề hết sức quan trọng này”.
Tuy nhiên, thời gian diễn ra cuộc họp hạt nhân giữa Iran với các cường quốc vẫn chưa được xác định.
Cũng trong tuyên bố của 6 cường quốc, nhóm nước này đã tái khẳng định cam kết theo đuổi chiến lược “cây gậy và củ cà rốt”. Theo đó, họ sẽ cung cấp sự giúp đỡ về mặt chính trị và kinh tế nếu Iran đồng ý ngừng các hoạt động làm giàu uranium nhưng nếu Iran từ chối thì các nước sẽ đưa ra những biện pháp trừng phạt nặng nề hơn, hà khắc hơn.
Sự thay đổi tích cực của Mỹ
Trong một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran, Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định Mỹ sẽ “tham gia đầy đủ” vào các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran sắp tới. Dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush, những cuộc đàm phán hạt nhân với Iran thường do nhóm E3 bao gồm 3 nước Pháp, Anh và Đức trực tiếp điều hành và tham gia, còn Mỹ luôn tìm cách né tránh các cuộc tiếp xúc trực tiếp với Tehran. Với tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary ngày hôm qua và một loạt tuyên bố gần đây của Tổng thống Obama rõ ràng đã chứng tỏ một sự thay đổi hoàn toàn trong chính sách của Mỹ đối với Iran.
Các đồng minh của Mỹ đã hoanh nghênh cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama và quyết định của nước này trong việc “tham gia vào bất kỳ cuộc họp nào trong tương lại với các đại diện của nước CH Hồi giáo Iran".
Ngay khi mới lên nhậm chức, tân Tổng thống Obama đã tuyên bố ông muốn đối thoại trực tiếp với Iran nhưng chưa đưa ra lời mời chính thức nào. Gần đây nhất, trong một thông điệp gửi người dân Iran nhân dịp năm mới của nước này hồi tháng trước, ông Obama đã đề nghị có “một sự khởi đầu mới” với nhân dân và các nhà lãnh đạo Iran.
"Chính quyền của tôi giờ đây cam kết sẽ theo đuổi biện pháp ngoại giao để giải quyết một loạt vấn đề giữa chúng ta", ông Obama nói.
Bình luận về sự thay đổi tích cực nói trên, Ngoại trưởng Hillay cho biết: "Rõ ràng chúng tôi tin rằng việc theo đuổi các cuộc đối thoại với Iran về một loạt các vấn đề đang gây ảnh hưởng đến các lợi ích của chúng tôi cũng như lợi ích của thế giới là rất có ý nghĩa".
"Không có gì quan trọng hơn việc nỗ lực thuyết phục Iran ngừng chương trình sản xuất hạt nhân". bà Hillary phát biểu với các phóng viên.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
Khoảng 100.000 người biểu tình áo đỏ hôm 8/4 đã tuần hành ở thủ đô Bangkok của Thái Lan, gây sức ép đối với Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và tướng Prem Tinsulanonda.
Ngày 8-4, một cố vấn về chính sách đối ngoại hàng đầu của Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington sẽ tiếp tục đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân cho Nhật Bản và Hàn Quốc chừng nào các mối đe dọa hạt nhân từ CHDCND Triều Tiên vẫn hiện hữu.
Ngày 7/4, chiếc máy bay trực thăng "Bell 412" chở 5 trợ lý thân cận của Tổng thống Philippines Gloria Arroyo cùng 2 phi công đã bị mất tích tại vùng núi phía Bắc nước này. Cơ quan chức năng đã triển khai công tác tìm kiếm, cứu hộ đang tại khu vực trên.
Vụ việc xảy ra ngày 7-4 sau khi những người biểu tình "áo đỏ", do Mặt trận Thống nhất Dân chủ chống độc tài (UDD) lãnh đạo bao vây một khách sạn ở khu nghỉ mát Pát-tay-a trong 5 giờ đồng hồ, nơi ông A-bị-xịt chủ trì cuộc họp nội các.