Cơ hội mới cho vòng đàm phán Doha
- Cập nhật: Thứ sáu, 12/6/2009 | 12:00:00 AM
Cơ hội nối lại vòng đàm phán Doha về tự do hóa thương mại toàn cầu đã xuất hiện khi các đại biểu dự Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 33 Nhóm các nước xuất khẩu nông nghiệp (CGMM) tại Indonesia cùng nhất trí thúc đẩy nỗ lực nhằm khôi phục tiến trình này, đồng thời cam kết hướng tới một thỏa thuận khung nhằm bãi bỏ các chế độ trợ giá xuất - nhập khẩu.
CGMM cùng với các đối tác Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí phối hợp “nhằm đưa vòng đàm phán Doha đạt kết quả trong thời gian sớm nhất”.
Thành công của vòng đàm phán Doha có ý nghĩa quan trọng giúp thúc đẩy phát triển ở các quốc gia đang phát triển, đồng thời góp phần ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ, đang có xu hướng gia tăng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Vòng đàm phán Doha đã được khởi động tại Qatar từ năm 2001 với mục tiêu tháo dỡ các rào cản mậu dịch và chế độ bao cấp, trợ giá, nhất là trong ngành nông nghiệp, trước năm 2013. Các cuộc đàm phán về thỏa thuận này đã đổ vỡ vào tháng 7-2008, sau khi Ấn Độ và Mỹ mâu thuẫn về việc các nước nghèo tăng biểu thuế nhập khẩu và bảo hộ các ngành công nghiệp dễ bị thua thiệt của mình.
Thỏa thuận Doha nếu đạt được sẽ đem lại 150 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới và được đánh giá là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.
(Theo SGGP)
Các tin khác
Chiều tối ngày 11/6 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lần đầu tiên sau 41 năm đã phải chính thức công bố cúm A/H1N1 đã trở thành đại dịch toàn cầu.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm nay (11/6) đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp nhằm thảo luận về tình trạng lây lan nhanh chóng hiện nay của dịch cúm A/H1N1. Đây là một dấu hiệu cho thấy WHO có thể sắp tuyên bố một đại dịch cúm toàn cầu đầu tiên trong vòng 40 năm nay. Đại dịch gần đây nhất của thế giới là đại dịch cúm Hồng Kông năm 1968.
Tối 10-6 (giờ Việt Nam), một máy bay Airbus A330 của hãng Jetstar (Úc) đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp sau khi một đám cháy bùng phát trong buồng lái. 203 người đi trên máy bay an toàn.
Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga tuyên bố nước này cần có ít nhất 1.500 đầu đạn hạt nhân để duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân.