Các ngân hàng Mỹ tiếp tục “ra đi” vì khủng hoảng

  • Cập nhật: Chủ nhật, 19/7/2009 | 12:00:00 AM

Chỉ trong một ngày 17/7, lại có thêm 4 ngân hàng Mỹ đóng cửa, nâng tổng số ngân hàng tiếp tục phải “ra đi” vì khủng hoảng ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 57, quá lớn nếu so với các năm trước đó.

Một người Mỹ dương biển yêu cầu chính phủ cứu giúp người dân thay vì cứu trợ các ngân hàng bằng những khoản tiền thuế lớn do dân đóng góp.
Một người Mỹ dương biển yêu cầu chính phủ cứu giúp người dân thay vì cứu trợ các ngân hàng bằng những khoản tiền thuế lớn do dân đóng góp.

Các ngân hàng vừa bị đóng cửa là Vineyard Bank ở bang California, với tài sản lên tới 1,9 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 1,6 tỷ USD tính ở thời điểm 31/3/2009; ngân hàng Temecula Valley cũng của bang California, với tài sản 1,5 tỷ USD và 1,3 tỷ USD tiền gửi của khách; ngân hàng First Piedmont ở bang Georgia với tài sản 115 triệu USD và nắm giữ 109 triệu USD tiền gửi của khách hàng và ngân hàng BankFirst ở Nam Dakota với 275 triệu USD tài sản và 254 triệu USD tiền gửi.

Như vậy, từ đầu năm tới nay, tại Mỹ đã có tới 57 ngân hàng đổ vỡ, quá lớn nếu so với so với con số 25 ngân hàng trong cả năm 2008 và 3 ngân hàng sụp đổ trong năm 2007.

Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) dự kiến, với đà này, từ năm 2009 đến năm 2013, họ sẽ phải chi khoảng 65 tỷ USD để “dọn dẹp” những sự cố trong hệ thống nhà băng. 

Nguyên nhân đóng cửa chính, theo FDIC, không gì khác hơn là do tác động nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính, dù đã được chính phủ cố gắng hạn chế, song vẫn đang tồn tại và hoành hành trong nền kinh tế.

Trong khi đó, rất nhiều người Mỹ vẫn luôn yêu cầu chính phủ cứu giúp người dân thay vì cứu trợ các ngân hàng bằng những khoản tiền thuế lớn do dân đóng góp.

Không chỉ FDIC, nhiều nhà kinh tế cũng cho rằng, nước Mỹ có khả năng sẽ còn phải chứng kiến sự nhiều ngân hàng nữa phải “ra đi” trong thời gian tới do tác động xấu từ khủng hoảng tài chính.

Mới đây, Lawrence Summers, cố vấn kinh tế cao cấp của Tổng thống Mỹ Barack Obama, vừa đưa ra nhận định khá bi quan rằng, điều tồi tệ nhất chưa đến đối với kinh tế Mỹ. "Tôi cho rằng điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến đối với kinh tế Mỹ. Rất có thể một số chỉ tiêu quan trọng như tình trạng thất nghiệp sẽ còn xấu đi”, ông Lawrence Summers nói.

Trong bối cảnh đó, đang có nhiều ý kiến đề xuất chính phủ nên đưa ra gói cứu trợ thứ hai khi mà thất nghiệp Mỹ vẫn tăng và đe doạ sản xuất kinh doanh Mỹ. 

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tục bác bỏ việc đưa ra gói cứu trợ thứ hai với lập luận rằng gói thứ nhất 787 tỷ USD vẫn cần thời gian để hoàn tất sứ mệnh của nó.

Tổng thống Obama cho rằng nền kinh tế đầu tàu thế giới cần có thêm thời gian để gói kích thích kinh tế phát huy tác dụng. Theo ông, nhiều khả năng các điều kiện kinh tế sẽ dần được cải thiện trong thời gian tới.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác

Sáng 17-7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 42 đã khai mạc tại đảo Phu-kệt, miền Nam Thái Lan, với các cuộc họp của quan chức cấp cao (SOM) và các tổng vụ trưởng (DG) để hoàn tất dự thảo các văn kiện trình bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN thông qua vào ngày 20 và 21-7.

Theo các chuyên gia, có thể đến cuối năm nay, kinh tế Đông Âu sẽ chạm đáy.

Ông Gholam Reza Aghazadeh không nêu lý do từ chức, nhưng từ lâu ông đã có mối quan hệ mật thiết với nhà lãnh đạo đối lập theo đường lối cải cách Mir Hossein Mousavi.

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad vừa bổ nhiệm ông Ali Akbar Salehi, cựu phái viên của Iran tại Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), làm tân giám đốc chương trình hạt nhân của nước này, theo Hãng tin nhà nước IRNA ngày 17-7.

Các tấm kính của khách sạn Ritz-Carlton bị vỡ vụn.

Sáng 17/7 tại thủ đô Jakarta đã xảy ra hai vụ nổ bom gần như đồng thời tại hai khách sạn sang trọng, làm ít nhất 6 người chết và 18 người bị thương, trong đó có nhiều người nước ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục