Kỷ niệm 60 năm Quốc khánh nước CHND Trung Hoa (1/10/1949 - 1/10/2009):

Những kỳ tích của nền kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/10/2009 | 12:00:00 AM

Ngày này cách đây tròn 60 năm, nước CHND Trung Hoa ra đời. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978, đất nước Trung Quốc đã lập nên những kỳ tích đáng khâm phục, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, đạt nhiều thành tựu vượt bậc trên mọi lĩnh vực.

Thành tựu phát triển kinh tế vượt bậc của Trung Quốc.
Thành tựu phát triển kinh tế vượt bậc của Trung Quốc.

Những kỳ tích đáng khâm phục

Từ một quốc gia với trên 500 triệu dân khi thành lập, đến nay dân số của Trung Quốc đã vượt 1,3 tỷ người, chiếm khoảng 1/4 dân số thế giới. Từ mức thu nhập bình quân đầu người 60 USD/năm vào năm 1949, đến nay Trung Quốc đã đạt 2.770 USD/người/năm. Từ một nước Trung Hoa nghèo nàn, nay đã trở thành cường quốc kinh tế của châu Á và đứng thứ 3 trên thế giới... Đó là những kỳ tích đáng khâm phục mà nhân dân Trung Quốc đã đạt được sau 60 năm xây dựng và phát triển đất nước.

Trải qua 60 năm, đặc biệt hơn 30 năm cải cách mở cửa, vai trò và vị thế của Trung Quốc đã được nâng cao trên trường quốc tế. Giới kinh tế cho rằng, Trung Quốc đã thành công sau 2 lần thất bại (Đại nhảy vọt và Đại cách mạng văn hóa) và đây là bức tranh tổng thể trong gần 60 năm thành lập nước CHND Trung Hoa. Trung Quốc đã đạt được bước tiến vĩ đại trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Đặc biệt trong hơn ba thập kỷ qua, Trung Quốc luôn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ở mức cao, trung bình 9,8%/năm, gấp ba lần so với mức tăng trưởng trung bình của thế giới và gần 240 triệu người ở nông thôn đã thoát khỏi đói nghèo.

Tính đến nay, Trung Quốc đã có 5 đặc khu kinh tế lớn, hơn 30 khu phát triển kinh tế và công nghệ, gần 30 khu phát triển khoa học và công nghệ cao, 15 khu mậu dịch tự do, 13 khu mậu dịch biên giới - những cửa sổ thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý... của nước ngoài. Giới chuyên môn cho rằng, Trung Quốc biết tận dụng tối đa cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ (còn gọi là cách mạng tri thức) vào công cuộc cải cách mở cửa và đó là bước đệm vững chắc để phát triển đất nước.

Triển vọng tương lai sáng sủa

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thế giới, GDP của Trung Quốc có thể đạt 4.000 tỷ USD năm 2020, chiếm 22% GDP của thế giới và thu nhập bình quân đầu người đạt 3.500 USD. Trung tâm Nghiên cứu kinh tế toàn cầu nhận định, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay, Trung Quốc có thể vượt qua Nhật Bản, trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2015 và giành vị trí thứ nhất vào năm 2040. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu vừa qua đã cho thấy sức mạnh nội lực của Trung Quốc.

Là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới nên những quyết sách tăng trưởng, kích thích nội nhu và các biện pháp chống đỡ trước cuộc khủng hoảng tài chính mà Trung Quốc đang áp dụng thực sự thu hút sự quan tâm của thế giới. Dư luận rất quan tâm tới gói kích thích kinh tế trị giá 4.000 tỷ NDT (586 tỷ USD) mà Chính phủ Trung Quốc vừa đưa ra. Bởi thực tế cho thấy, sự thay đổi trong hơn 30 năm cải cách mở cửa vừa qua không những làm thay đổi Trung Quốc, mà còn tác động không nhỏ tới cục diện thế giới.

Việc Chính phủ Trung Quốc bãi bỏ thuế nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc; trợ giá trực tiếp cho các sản phẩm nông nghiệp để thúc đẩy nguồn thu cho người nông dân đã giúp người nông dân cải thiện đáng kể cuộc sống. Song những người lao động di cư - lực lượng đã tạo nên kỳ tích trong hơn 30 năm cải cách mở cửa -  đang đứng trước thử thách lớn do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra. Giới chuyên môn cho rằng, Trung Quốc cần điều chỉnh lại cơ cấu ngành nghề cũng như quan tâm hơn tới những tác hại nghiêm trọng của môi trường sinh thái bởi nó sẽ cản trở không nhỏ sự phát triển bền vững trong tương lai.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cho rằng, 2009 sẽ là một năm đầy khó khăn đối với nước này. Vì thế, việc điều tiết vĩ mô, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân - "tam nông" - có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với công cuộc cải cách mở cửa, hướng ra thế giới của Trung Quốc hiện nay. Trong phát biểu tại phiên họp toàn thể lần 64 của Đại hội đồng LHQ mới đây, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tuyên bố: "Tương lai của Trung Quốc gắn kết ngày càng chặt chẽ với tương lai của thế giới. Càng phát triển, Trung Quốc sẽ càng đóng góp lớn hơn cho thế giới và càng mang lại cho thế giới nhiều cơ hội. Chúng tôi cam kết lựa chọn con đường phát triển hòa bình và rộng mở với chiến lược hai bên cùng thắng".

(Theo HNMO)

Các tin khác

Ngày 29-9, trong cuộc thảo luận cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 64, nhiều nước châu Á lên tiếng yêu cầu cải tổ nhóm G-20 gồm các nước phát triển và các nước đang phát triển hàng đầu. Singapore và Malaysia có đóng góp nổi bật trong số các nước này.

Một loạt đợt sóng thần ập vào các đảo Thái Bình Dương thuộc Mỹ và Tây Samoa cướp đi sinh mạng của hơn 100 người, phá hủy nhiều làng mạc và khiến hàng trăm người bị thương.

Trận động đất mạnh 7,9 độ richter xảy ra chiều qua ngoài khơi đảo Sumatra có thể đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người, khi khiến hàng nghìn ngôi nhà đổ sập – các quan chức Indonesia sáng nay cho biết.

Bản đồ định vị khu vực khu nhà bị sập.

Ngày 30-9, cảnh sát Nepal cho biết một khu nhà ở tập thể của nhà thờ El-Shaddai tại thị trấn Dharan, cách thủ đô Kathmandu 322km về hướng Đông, đã bị sập làm ít nhất 24 người thiệt mạng và hơn 60 người bị thương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục