Nga - Mỹ: Hoàn chỉnh Văn kiện hiệp ước START mới và thảo luận về GMD

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/1/2010 | 2:58:57 PM

Trong 2 ngày 21 và 22-1, Trợ lý Tổng thống Nga phụ trách các vấn đề quốc tế ông Sergey Prikhodko và Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng Nikolai Makarov thảo luận cùng Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ James Johns và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Michael Mullen về vấn đề hoàn chỉnh văn kiện mới thay thế Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược giai đoạn I (START-I) đã hết hạn ngày 5-12-2009.

Cuộc đàm phán Mỹ-Nga về START mới đang ở giai đoạn kết thúc và hai bên đã thống nhất quan điểm về nội dung của văn kiện này. Tuy vậy, Mỹ không gắn START mới với vấn đề phòng thủ tên lửa (GMD), mà cho rằng cần phải giải quyết riêng biệt hai vấn đề này.

Thế nhưng, cho tới nay, lãnh đạo Nga vẫn yêu cầu Mỹ thảo luận cả gói 2 vấn đề liên quan đến vũ khí tấn công chiến lược và vũ khí phòng thủ chiến lược. Thủ tướng V.Putin trong chuyến thị sát vùng Viễn Đông của Nga cách đây vài ngày cho biết, Nga cần phát triển vũ khí tấn công để phòng ngự lại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Ông V.Putin còn nói, Nga chuẩn bị đưa ra một số điều khoản mới trong phạm vi hiệp ước vũ khí tấn công chiến lược, cung cấp cho Mỹ các thông tin về phát triển vũ khí tấn công chiến lược để đổi lại các dữ kiện về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

(Theo SGGP)

Các tin khác

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã đưa ra lời cảnh báo về khả năng bùng phát dịch cúm A/H1N1 lần thứ 3 trên thế giới.

Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định nâng cấp 54 trong tổng số 136 văn phòng đại diện của tổ chức này tại nước ngoài lên cấp đại sứ quán, có toàn quyền phát ngôn thay cho EU. Văn phòng đại diện EU tại Việt Nam nằm trong danh sách 54 văn phòng đại diện được nâng lên đại sứ quán.

Tên lửa Mỹ sẽ đặt gần biên giới nước Nga

Ngày 20/1, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Bogdan Klich cho biết, các tên lửa Patriot của Mỹ sẽ được triển khai ở thành phố Morag phía đông bắc Ba Lan, cách biên giới nước Nga khoảng 100 ki-lô-mét.

Vùng biển phía tây đảo Sumatra của Indonesia trong tương lai gần sẽ chịu một trận động đất mạnh, có thể trên 8,5 độ Richter và gây ra sóng thần có mức tàn phá lớn hơn hồi cuối năm 2004.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục