Thái Lan bồi thường cho nạn nhân của cuộc đụng độ 10-4
- Cập nhật: Thứ tư, 21/4/2010 | 8:20:54 AM
Ngày 20-4, Nội các Thái Lan đã chấp thuận chi 25 triệu bạt (gần 1 triệu USD) để bồi thường và trợ giúp cho thân nhân của những người bị chết hoặc bị thương trong cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình "áo đỏ" ngày 10-4, làm 25 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương.
Theo đó, thân nhân của mỗi người thiệt mạng được nhận 400.000 bạt và người bị thương được 200.000 bạt. Số tiền bồi thường dự kiến phân phát trong tuần tới.
Bộ trưởng Bộ Phát triển xã hội và An sinh Thái Lan, ông Issara Vejjajiva cho rằng nếu số tiền 25 triệu bạt không đủ bồi thường, Bộ sẽ yêu cầu Cơ quan ngân sách chi thêm mà không cần Nội các thông qua. Theo Người phát ngôn Chính phủ, hơn 63.000 người lao động đã bị mất việc làm do các cuộc biểu tình suốt hơn một tháng qua khiến 13 khách sạn, 5 trung tâm thương mại và 30 chi nhánh ngân hàng ở thủ đô Bangkok phải đóng cửa.
Cùng ngày 20-4, những người biểu tình "áo đỏ" bắt đầu xây 6 "lô cốt" quanh khu vực biểu tình ngồi ở trung tâm thương mại sầm uất của Bangkok. Ông Natthawut Saikua, một thủ lĩnh của Mặt trận Thống nhất Dân chủ chống độc tài (UDD) đã yêu cầu những người biểu tình tại khu vực Ratchaprasong dựng rào chắn, lập các đội tuần tra, theo dõi để chuẩn bị "chiến đấu" với quân đội khi lực lượng này tiến đến khu vực biểu tình. Hiện những người biểu tình đang chất lốp xe ô tô và đá trên đường đến khu vực Ratchaprasong và dự kiến tiến vào khu phố tài chính Silom khi quân đội rút khỏi khu vực này.
(Theo HNMO)
Các tin khác
Châu Âu đã bắt đầu cho phép giao thông hàng không hoạt động trở lại, nhưng có giới hạn, mở hi vọng cho hàng triệu hành khách trên khắp thế giới bị mắc kẹt vì tro bụi núi lửa Iceland. Song đêm 19/4 núi lửa Iceland lại hoạt động mạnh lên.
Ít nhất 25 người thiệt mạng và hơn 40 người bị thương sau khi một quả bom đã phát nổ tại một khu chợ đông đúc ở thành phố Peshawar ở Pakistan ngày 19/4.
Ngày 19-4, Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari ký sắc lệnh sửa đổi Hiến pháp, theo đó bãi bỏ quyền giải tán Quốc hội và cách chức thủ tướng của tổng thống, trao lại Quốc hội và văn phòng Thủ tướng quyền hạn trên. Khi luật mới có hiệu lực, Tổng thống chỉ còn mang tính hình thức, chỉ được quyền bổ nhiệm người đứng đầu các lực lượng vũ trang, giải tán Quốc hội và chỉ định các tỉnh trưởng theo đề xuất của thủ tướng.
Ngày 19-4, Chính phủ lâm thời Kyrgyztan, vốn đang cố gắng củng cố quyền lực sau cuộc nổi dậy hồi đầu tháng, đã công bố một kế hoạch cải cách được họ nói là sẽ góp phần khôi phục nền dân chủ tại quốc gia Trung Á này.